• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Traffic Engineering and MPLS-TE

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Traffic Engineering and MPLS-TE

    Xin chào các chiến hữu,

    Em là thành viên của 4rum này lâu rồi nhưng là thành viên chìm thôi :D . Hôm nay có việc cần mọi người giúp đỡ nên mạo muội post bài thảo luận, một phần muốn làm box này nóng lên tí, phần khác muốn có chút thông tin chuẩn bị cho cái luận văn sắp tới của em.

    Em open cái Thread này muốn poser một số câu hỏi để thảo luận về TE và MPLS-TE. Hy vọng mọi người hưởng ứng....

    1. What is Traffic Engineering ?
    2. So sánh IP-TE với MPLS-TE ?

    Sẽ còn nhiều thắc mắc khác, em sẽ post sau...

    Thanks for your sharing :)
    Thanks VNPRO ! See you again !

  • #2
    Originally posted by minhnguyenfr
    ...Em open cái Thread này muốn poser một số câu hỏi để thảo luận về TE và MPLS-TE. Hy vọng mọi người hưởng ứng....

    1. What is Traffic Engineering ?
    2. So sánh IP-TE với MPLS-TE ?...
    Xin được chia sẻ

    1. Quá trình thiết kế một hệ thống mạng thường được phần thành 2 giai đoạn, gọi là giai đoạn Network Engineering và Traffic Engineering (NE & TE tương ứng)

    --> Giai đoạn NE là giai đoạn thiết kế hệ thống mạng theo mẫu lưu lượng có sẵn (traffic patten) hoặc giai đoạn nâng cấp mạng đáp ứng mẫu lưu lượng dự đoán. Ví dụ VNPT đưa ra HSMT nâng cấp mạng trục quốc gia để đáp ứng lưu lượng đến năm 2010, các nhà thầu bắt tay vào thiết kế chọn lựa thiết bị triển khai cấu hình... gọi là giai đoạn NE

    --> Vấn đề là lưu lượng không bao giờ cố định cả (dynamic). Nhu cầu về lưu lượng luôn luôn biến đổi và có những yếu tố ảnh hưởng khó kiểm soát. Ví dụ Vietnam tổ chức Seagame, hay sân Mỹ đình có trận chung kết World Cup 4022 chẳng hạn. Bài toán đặt ra đối với các nhà khai thác dịch vụ (operator - ISP) là làm sao tối ưu hiệu suất sử dụng tài nguyên mạng, tối ưu hiệu năng của mạng đang khai thác (make more money is better)

    Đây là đối tượng của TE

    2. Vậy TE không phải là vấn đề mới. Các công nghệ chuyển mạch dồn kênh thống kê (statistical mux - ATM, IP, FR...& MPLS) đều có các phương pháp tiếp cận riêng để giải quyết vấn đề này.

    --> (...) Sau một hồi giải thích dài dòng về sự khác biệt giữa TE và QoS, thì TE trong IP, nhiệm vụ chính (?) là làm sao tạo ra được một tunnel khác với best route vẫn thường chọn lựa theo chủ quan (metrics) của các giao thức định tuyến IGP. OSPF hỗ trợ loadbalancing trên nhiều đường có "cost" giống nhau, EIGRP hỗ trợ "varian". Ngoài ra PBR cũng là một công cụ tốt.

    Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ mang tính tạm thời và chắp vá, chắp vá để IP có thể "do TE" được tốt hơn. Nó không "scalable". Scalable là cái mà ISP và các Operator nhắc đến đầu tiên.

    --> Muốn làm TE tốt, hiển nhiên là bạn phải có đủ thông tin về mạng (thông tin về các thiết bị, về tài nguyên), sau đó là khả năng "intervention" tự động hoặc bằng tay để điều chỉnh.

    TE trong MPLS đưa ra một loạt các khái niệm mới: FEC (cái này cũ roài), traffic trunk, LSP, enduced topology..., mỗi khái niệm có một tập các tham số thuộc tính. Tập các tham số này cho phép MPLS "do TE" tốt hơn với IP truyền thống nhiều.

    ...

    Một vài ý kiến :)
    1\'\'hpSky
    If only I could turn back time...

    Comment


    • #3
      Hi,

      Thanks for your sharing.

      Sau một hồi giải thích lòng vòng và tìm hiểu lòng vòng thì túm lại có hai khái niệm mà chúng ta cần phân biệt
      - Network Engineering
      - Traffic Engineering
      mục đích đều hướng đến việc cải thiện chất lượng mạng cũng như chất lượng của dịch vụ mà các operator cung cấp.

      * 2 khái niệm hay nói đúng hơn 2 giải pháp trên khác biệt nhau ít nhất ở khía cạnh giải quyết vấn đề. (một hướng về traffic, trong khí cái khác hướng về tài nguyên)
      * Mặt khác phương pháp thứ 2 có vẻ là giải pháp đúng đắn hơn cả trong việc bảo đảm chất lượng lẫn chi phí trong khi phương pháp đầu tiên đặc biệt thích hợp cho các ISP việtnam :)

      Nói về TE, đó là một khung chung (cadre commune) tập hợp các hướng và phương pháp giải quyết theo hướng lưu lượng (traffic). Trong đó MPLS-TE là một giải pháp cụ thể ban đầu dành cho mạng MPLS (vì sao ???) dựa vào những ứng dụng, tính năng (which) mà MPLS mang lại.

      Còn IP TE là phương pháp dành cho mang IP nói chung. Hầu như ko còn hiệu quả (why).

      Em sẽ trình bày chi tiết về sự so sánh trong phần sau. Kính mời quý sư huynh thảo luận.

      Thanks

      PS: anyway, thanks 1''hpSky !
      Thanks VNPRO ! See you again !

      Comment


      • #4
        Anh 1''hpSky ơi, Induced topology chứ không phải là Reduced nhé :) .
        Induced Graph : Là một vấn đề rất quan trọng trong TE. Một Induced Graph tương tự như khái niệm topology ảo trong mô hình Overlay vậy. Induced Graph là rất quan trọng bởi vì vấn đề cơ bản trong quản lý băng thông là vấn đề làm sao map được hiệu quả một induced graph vào trong hạ tầng cơ sở mạng hiện tại.


        Có 2 hàm số biểu thị làm rõ khái niệm induced graph :


        G = ( V, E, C) trong đó V là các node mạng, E là các đường link giữa các node mạng, C là các thuộc tính của đường link đấy (dung lượng, độ trễ …). G chính là topo mạng cơ sở mà ta đang có.
        H = (U, F, D) trong đó U là một tập hợp các node mạng (LSRs), F là tập hợp các LSPs, D là một yêu cầu hay hạn chế tương ứng với F. Lấy một mối quan hệ cho dễ hiểu : nếu có 2 nút A và B nằm trong tập U thì sẽ tồn tại một đường link L1 nào đó tồn tại trong tập F với những thuộc tính nằm trong tập D tương ứng với tập F đó. He he …

        Vậy bài toán đặt ra trong TE/MPLS là gì ?

        + Làm sao để map các packet vào trong FEC ?
        + Làm sao để map các FECs thành Traffic Trunk ?
        + Làm sao để map các Traffic Trunk thành tunnel ( LSP đưa xuống lớp vật lý )?

        Trong TE/MPLS nó đẻ ra thêm các khái niệm mới chẳng qua cũng chỉ là để làm TE tốt hơn, sâu sát hơn mà thôi !
        My email : luongtuangiang@yahoo.com
        My Blog

        Comment


        • #5
          Có một định nghĩa nhỏ muốn gửi tới các bạn!
          Kỹ thuật lưu lượng TE: Kỹ thuật lưu lượng sử dụng để tối ưu tài nguyên sử dụng của mạng bằng phương pháp kỹ thuật để định hướng các luồng lưu lượng phù hợp với các tham số ràng buộc tĩnh hoặc động. Mục tiêu cơ bản của kỹ thuật lưu lượng là cân bằng và tối ưu các điều khiển của tải và tài nguyên mạng thông qua các thuật toán và giải pháp kỹ thuật.
          Kỹ thuật định tuyến đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng là một phần của TE, bạn có thể xem tạm bài viết của tôi trên tạp chí bưu chính viễn thông:Định tuyến đảm bảo chất lượng dịch vụ trong MPLS 10:44, 01/11/2006
          more detail please contact by Email: Hoangtrongminh@yahoo.com
          Last edited by hoangtrongminh; 20-02-2007, 09:00 PM.

          Comment


          • #6
            Các bạn có thể đưa ra một ví dụ cụ thể ứng dụng traffic engineering vào mạng MPLS không?

            Comment

            Working...
            X