• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mời bạn tham gia thảo luận bài viết của một độc giả Vnexpress.net

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Mời bạn tham gia thảo luận bài viết của một độc giả Vnexpress.net

    Giá cước ADSL mới giúp VNPT thêm độc quyền

    Bài đăng trên Vnexpress.net: http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc...03/07/3B9C99E0

    Khách hàng cảm thấy một sự "đột biến”, phát triển “vượt bậc” của Internet Việt Nam sau khi các báo đăng tin “Cước truy nhập Internet tốc độ cao ADSL chỉ có 1 triệu đồng”. Sự thật khách hàng có được lợi? Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) có thể làm được điều “kỳ diệu” cho họ?

    From: LHN
    To: vitinh@vnexpress.net
    Sent: Friday, July 11, 2003 8:00 AM
    Subject: About ADSL!

    Tốc độ ADSL thông báo cho khách hàng là 2Mbps/640Kbps... Thật hấp dẫn. Những khách hàng đã thử nghiệm dịch vụ của Vietel thì thực sự lo ngại và không hiểu được tại sao dịch vụ của Vietel đang thử nghiệm với tốc độ 128 Kbps/64 Kbps lại thu những 3 triệu đồng?

    Sự thật là gì? Khách hàng có được lợi? VNPT có thể làm được điều “kỳ diệu” cho khách hàng?

    - Theo văn bản thì khách hàng chỉ được nối đến nhà cung cấp dịch vụ bằng tốc độ cao, còn việc ra quốc tế đạt tốc độ bao nhiêu thì không được đảm bảo.

    - Theo thống kê thì đến 80-90% lưu lượng Internet ra quốc tế, và đa số khách hàng chưa bao giờ được sử dụng băng thông hơn 50 Kbps. Chính vì vậy, khách hàng mong chờ tốc độ cao là tốc độ ra tận các site quốc tế, nhưng điều này không hề được đảm bảo.

    - Hiện tượng nghẽn cổ chai kênh quốc tế sẽ xảy ra thường xuyên: Chỉ với 600 quán cafe Internet tại Hà Nội đăng ký dịch vụ này sẽ làm cho cổng quốc tế 300 Mbps của VDC về 0 Mbps khi game và video trên Internet đang là “mốt” của giới trẻ.

    - Khách hàng sẽ cảm thấy mình bị “nhầm” khi dùng dịch vụ được quảng bá vô cùng rầm rộ này, chắc chắn họ sẽ mất lòng tin. Và với 2 Mbps/640 Kbps sẽ chẳng có gì chắc chắn rằng nó hiệu quả hơn dịch vụ dial-up cho tất cả mọi người (Trừ những người chỉ vào trang tin trong nước để đọc tin - mà dịch vụ này thì chẳng cần băng thông lớn làm gì).

    Khách hàng Vietel thì sao?

    - Vietel sẽ dùng các biện pháp tuyên truyền để khách hàng thấy được với tốc độ 128 Kbps/64 Kbps là những gì họ cần và họ nên trả phí để được dùng dịch vụ này vì đó chính là tốc độ ra quốc tế mà Vietel đảm bảo.

    - Vietel đánh giá VNPT sẽ “thua” đối với các khách hàng lớn, những khách hàng dùng Internet như một công cụ không thể thiếu trong hoạt động của mình.

    Những điều cần bàn trong chính sách mới

    1. Không phù hợp với quan điểm “Dịch vụ ra sau không đánh chết dịch vụ đã có trước”.

    Với giá cước tối đa sử dụng cổng 2 Mbps/640 Kbps không vượt quá 1 triệu đồng và giá trung bình cho 1 Mbyte gửi nhận chỉ có 82 đồng thì sẽ có mâu thuẫn lớn với dịch vụ leased line. Rõ ràng người sử dụng sẽ thấy 1 đường leased line tốc độ 512 Kbps sẽ thua xa một đường ADSL 2 Mbps/640 Kbps về hiệu quả sử dụng. Thế mà chi phí lại như sau:

    - Để chi cho đường ADSL 2 Mbps/640 Kbps chỉ cần: 1 triệu đồng. Và đơn giá cho 1 Mbyte chỉ là 82 đồng.

    - Để chi cho đường leased line 512 Kbps cần:

    42.568.000 đ (cổng) + 5.000.000 đ (thuê kênh) = 47.568.000 đồng và đơn giá tính cho 1 Mbyte là 567 đồng (giá của Vietel) còn giá của VNPT là 660 đồng.

    Như vậy người sử dụng sẽ thấy sự vô lý ở đây: cùng là 1 Mbyte gửi nhận của hai dịch vụ lại chênh nhau đến gần 10 lần. Qua đây chúng ta thấy 1 Mbyte của dịch vụ ADSL có lẽ chỉ được “chạy trong nước”.

    Sự phi lý này là nguy cơ để các dịch vụ như leased line không thể tồn tại, khi khách hàng chỉ nhìn vào biểu giá các dịch vụ.

    2. Không phù hợp về giá cả trên thị trường quốc tế, ngay cả với những nước mà dịch vụ ADSL phát triển đến đỉnh cao.

    - Theo thống kê giá dịch vụ ADSL trên thế giới thì cách tính cước cũng như giá cước được xây dựng khác với MPT. Cụ thể, với một mức cước hằng tháng cố định thì người dùng chỉ được sử dụng một dung lượng dữ liệu gửi nhận nhất định, tiếp đó dung lượng sẽ được tính phụ trội thêm (Việt Nam thì dùng không giới hạn - cước không quá 1 triệu đồng).

    - Giá cho dịch vụ ADSL tốc độ 1.500 Kbps/256 Kbps (nhỏ hơn của Việt Nam) thì cước cố định hằng tháng thường từ 290 USD đến 350 USD (tương đương 5.500.000 đồng). Ngoài ra phí phụ trội cho 1 Mbyte gửi nhận từ 10 cent đến 20 cent (tương đương 3.100 đồng).

    3. Giá thành cao hơn nhiều so với giá dịch vụ đã ban hành.

    - Việc đưa ra giá dịch vụ đòi hỏi MPT phải có những thăm dò, tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp và phải đưa ra được giá hợp lý. Trong trường hợp này MPT đã không làm như vậy và giá họ đưa ra chỉ dựa trên những tham khảo từ phía MPT, điều này là không thoả đáng.

    - Với các doanh nghiệp mới không có sẵn đường dây thuê bao thì họ cần phải đầu tư mạng cáp mới và với tính toán thông thường nhất của dịch vụ truyền dẫn thì những đường thuê bao này phải tính một chi phí hằng tháng không dưới 1 triệu đồng cho đường truyền 64 Kbps và không dưới 4 triệu đồng cho đường truyền 512 Kbps.

    - Với kênh thuê 2 Mbps quốc tế trung bình tối thiểu là 10.000 USD, với giả sử chỉ thu 1 triệu đồng/tháng thì 1 kênh 2 Mbps phải đảm bảo phục vụ tối thiểu là 200 thuê bao mới đủ bù chi phí. Và với đặc tính dịch vụ là allways on thì tỷ lệ truy nhập trung bình ước tính 20% thì như vậy các khách hàng chỉ được sử dụng băng thông hữu ích là 50 Kbps!

    Như vậy với chi phí đường truyền và thuê cổng (mà tốc độ chỉ đạt 50 Kbps ra quốc tế) thì giá cao hơn nhiều con số 1triệu đồng/tháng.

    4. Các doanh nghiệp mới sẽ không thể tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ này, VNPT là nhà cung cấp độc quyền dịch vụ.

    - Như phân tích ở trên, với hạ tầng sẵn có như VNPT thì không có doanh nghiệp mới nào có khả năng tham gia vào trị trường của dịch vụ này, đồng thời thị trường băng hẹp còn bị thu nhỏ lại (do các khách hàng dùng nhiều chuyển sang ADSL - cafe Internet, văn phòng nhỏ...) gây khó khăn cho doanh nghiệp mới.

    - Như vậy có thể nói chính sách giá về ADSL này vô hình đã khống chế để chỉ cho VNPT độc quyền triển khai dịch vụ. Xét về chỉ đạo của Chính phủ thì điều này là không thể, bởi vì việc phổ cập Internet và phát triển CNTT Nhà nước đã xác định cần phải có thêm các doanh nghiệp mới tham gia, VNPT một mình không thể làm được. Nhưng chính chính sách giá này lại vô hình trung "rút lại giấy phép" của các doanh nghiệp mới!

    Vì vậy việc xem và điều chỉnh lại chính sách giá dịch vụ này là việc cần làm ngay trước khi quá muộn.

  • #2
    rất dễ hiểu.

    vnexpress là của fpt. Hiện nay fpt đang bị cạnh tranh dữ dội bởi dịch vụ adsl. Bài viết này là một dạng chiêu bài định hướng dư luận theo quan điểm có lợi cho fpt.

    thank you,

    Comment


    • #3
      không thể nói bài viết 'là một dạng chiêu bài định hướng dư luận theo quan điểm có lợi cho fpt' vì rõ ràng tốc độ 2M/640K chỉ là tốc độ giữa ADLS CPE và DSLAM (có một số vùng, bưu điện config là 6M/640K), chứ đó không phải là tốc độ đi ra internet của bạn, thậm chí đó cũng không phải là tốc độ bạn được dành cho sẵn trên đường kết nối từ DSLAM về BRAS.

      Tuy nhiên, với giá tiền 1 triệu/tháng và được tốc độ khoảng 50Kbps thì là quá rẻ nếu như so với đường dialup. ----> khách hàng dialup truyền thống nếu có khả năng và nằm trong vùng phủ sóng ADSL của MegaVNN thì sẽ chuyển sang ADSL. Và kết quả là các dịch vụ dialup của các ISP khác sẽ bị giảm số lượng thuê bao nếu không có chính sách khác hợp lý và trong khi họ vẫn chưa được phép triển khai dịch vụ ADSL (vì không có mạng cáp thuê bao riêng).

      Cái sai của MegaVNN chính là ở cách dùng từ trong quảng cáo, dễ gây ngộ nhận cho người sử dụng là họ được kết nối ra internet ở tốc độ 2M/640K.

      Comment


      • #4
        Chẳng có gi sai hết! phai hiểu rõ ràng là máy chủ trên mạng của VDC cũng được xếp vào khái niệm site internet cho nên quảng cáo như vậy vẫn đúng. Còn về giá cả ư??? các bạn có muốn quay về thời ký ta phải trả 45 000 000 cho 01đường 64kbps ko?

        Comment


        • #5
          Re: Mời bạn tham gia thảo luận bài viết của một độc giả Vnexpress.net

          Dịch vụ mới ra đời đem lại lợi cho người dùng như giá cước, tốc độ truy nhập thì sẽ được cộng đồng người dùng chấp nhận và hoan nghênh đó cũng là xu thế hướng về khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới. Còn đối với các nhà cung cấp dịch vụ họ cần phải có chính sách thích hợp để đem lại lợi ích cho người dùng thì mới có thể chiếm được thị phần khách hàng cao.

          Comment


          • #6
            VNPT có lợi thế là có sẵn mạng cáp nên chi phí lắp đặt sẽ thấp hơn các cty khác là đương nhiên rồi. Như vitel với giá 3tr/tháng thì chỉ có thể nhắm đến số luợng vài trăm, cùng lắm là vài nghìn KH thôi. Còn với mức giá VNPT thì số lượng KH lớn hơn rất nhiều.

            Dịch vụ Internet, nhất là dịch vụ broadband phát triển còn làm thúch đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin nói riêng và nhiều ngành khác nói chung, không thể vì quyền lợi trước mắt của những ISP nhỏ mà đưa ra mức giá ADSL cao ngất ngưởng chỉ có các cty mới có thể thuê được.
            Mà kể ra các ông ISP này cũng lạ, khi người ta quy định giá sàn cao thì các ông kêu là không cho giảm giá để cạnh tranh...khi người ta quy định giá có phần hợp lý 1 chút thì lại kêu là giá thấp quá, không đủ chi phí...

            Với việc suy luận như với 300MBps gateway quốc tế, thì không đủ để phục vụ khoảng 600 là có thể thấy được tác giả bài viết này không có 1 chút kiến thức gì về broadband cũng như internet nói chung.

            Về các mức giá mà tác giả đưa ra mình cũng không biết tác giả tham khảo ở đâu? vào thời điểm nào? chứ mức giá trung bình của dv broadband ở các nước có Internet phát triển từ mấy năm nay đã ở mức 30-40USD/ tháng. Hiện nay mình đang sử dụng dịch vụ cable modem lite 2M/512k unlimited traffic với giá dưới 20USD.

            Theo mình thấy thì mức giá khảng 1tr/tháng của VNPT vẫn còn khá cao, tuy nhiên với điều kiện tốc độ gateway quốc tế còn hạn chế thì VNPT cũng nên có 1 chính sách giá và những chính sách khác. Chẳng hạn như không tính hoặc tính với giá rẻ cho traffic trong nước. Đồng thời cũng phải làm phong phú các nguồn cung cấp tin trong nước, cũng như việc xem xét lại giá mua domain, ip, hosting... và chính sách kiểm duyệt để khuyến khích các web site cá nhân đặt ở server trong nước.

            Comment


            • #7
              Mình nhận thấy với ADSL, có còn hơn không!

              Comment


              • #8
                Re: Mời bạn tham gia thảo luận bài viết của một độc giả Vnexpress.net

                Mời bạn xem thêm thông tin về sự phát triển DSL ở Nhật Bản để rộng đường thảo luận! Đoạn tài liệu này lấy trong cuốn "Dịch vụ ADSL" của tác giả Đặng Quốc Anh, PTTCII - Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông II, 4-2003).

                Nhật Bản tương đối chậm chân trong cuộc cách mạng về tốc độ dữ liệu cao nhưng đã bắt đầu cho thấy phát triển nhanh vào năm 2001 và hiện nay đã có khả năng trở thành một trong các thị trường thông tin tốc độ cao lớn nhất trên thế giới trong vòng 2 năm tới. Lý do chính của sự trễ nải là quá trình tự do hoá thị trường viễn thông Nhật Bản chậm chạp đã cho phép NTT (Nippon Telegraph and Telephone: Công ty Ðiện tín Ðiện thoại Nhật Bản) là công ty điều hành mạng điện thoại kiểm soát thị trường theo hướng không có lợi cho việc triển khai dịch vụ truy xuất dữ liệu tốc độ cao.

                Chính sách của NTT cho kỹ thuật viễn thông thế hệ kế tiếp của Nhật Bản là tập trung lớn vào ISDN và triển khai cáp quang cho mạng truy xuất dữ liệu. Tuy nhiên, nhu cầu số liệu đã vượt quá xa khả năng tốc độ dữ liệu 144 kbps của giao tiếp tốc độ cơ sở ISDN. Vào cùng lúc này rõ ràng là chiến lược cáp quang hoá mạng thuê bao của NTT trở thành quá sớm, trông cậy vào các công nghệ mà bây giờ đã trở nên quá lỗi thời nên lời hứa hẹn tốc độ cao qua cáp quang đã không thực hiện được. Kết hợp điều này với sự phát triển ấn tượng của Hàn Quốc (là một quốc gia mà Nhật Bản không muốn bị qua mặt) làm cho người Nhật Bản phải hành động khẩn cấp để cải thiện tình hình. Sự tự do hoá thị trường viễn thông bắt đầu từ năm 1999 bằng việc tách công ty NTT thành 2 công ty khai thác điện thoại là NTT West và NTT East phục vụ tương ứng 2 khu vực Tây và Ðông Nhật Bản. Nhưng cả hai công ty khai thác điện thoại mới này đều không mặn mà lắm với việc đưa dịch vụ DSL tới khách hàng. Giá cả cao và hạ tầng đường trục IP hỗ trợ cho dịch vụ số liệu tốc độ cao rất yếu kém. Vào tháng 3 năm 2000 các nhà điều hành yêu cầu tách riêng việc khai thác thoại và số liệu trên đường dây điện thoại, nhưng cho tới cuối năm 2000 vẫn đạt chưa đến 10 000 đường dây DSL ở Nhật Bản.

                NTT đã phải trả giá quá đắt cho sự chậm chạp của họ. Các công ty khai thác điện thoại đã cố gắng ngăn cản tách biệt dịch vụ cạnh tranh bằng cách đặt ra điều kiện để khai thác mạng rất khó khăn. Lúc đầu chỉ có 11 tổng đài điện thoại nội hạt được mở ra để cộng tác, có nhiều hạn chế về không gian lắp đặt thiết bị và số đường dây cho phép được tách ra cạnh tranh và việc đặt đường dây rất chậm trễ nghiêm trọng. Dĩ nhiên là có rất nhiều than phiền và vào tháng 7 năm 2000 bộ Bưu chính Viễn thông Nhật Bản (MPT: Ministry of Posts and Telecommunications) ra lệnh cho NTT mở tất cả các tổng đài nội hạt để cộng tác để cho phép các nhà cung cấp dịch vụ truy xuất dữ liệu sử dụng mạng điện thoại nội hạt và phải gỡ bỏ mọi hạn chế về không gian lắp đặt thiết bị.

                Từ đó, NTT liên tục chịu áp lực của MPT để tạo điều kiện cho truy xuất và giảm giá trong việc hợp tác dịch vụ. Vào tháng 12 năm 2000 phí thuê đường dây đã giảm từ 800 yen xuống còn 187 yen mỗi tháng tức là từ khoảng 6,15 dollar mỗi tháng xuống còn 1,45 dollar mỗi tháng. Hơn nữa, giá hợp tác cũng giảm cho phép các đối tác khai thác tự lắp đặt thiết bị, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ và tránh NTT truy xuất thông tin cạnh tranh.

                Hiệu quả toàn cục đã làm cho Nhật Bản nhanh chóng trở thành thị trường thành công nhất trong việc tách biệt khai thác đường dây thuê bao. Vào tháng 9 năm 2001, Yahoo Japan, eAccess và nhiều nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh khác đã cung cấp tới 40% số đường dây DSL ở Nhật Bản. Trên thế giới chỉ có một quốc gia khác đạt được điều này là Ðan Mạch. Vì không nhận thấy và đáp ứng kịp thời được nhu cầu dịch vụ số liệu tốc độ cao NTT đã đánh mất một phần lớn thị trường mà phải nhiều năm mới có được.

                NTT là nhà điều hành viễn thông ở Nhật Bản. Công ty lớn hàng đầu trên thế giới về thu nhập và số thuê bao. Thị trường Nhật Bản đã trở nên cạnh tranh hơn nhờ vào quá trình chống độc quyền. Kết quả là NTT đã bị ép phải giảm giá dịch vụ.

                Dù NTT bắt đầu trễ nhưng hiện nay NTT là nhà cung cấp dịch vụ DSL lẻ chính ở Nhật Bản. Tính đến 31 tháng 12 năm 2002, NTT đã cung cấp trên 2,1 triệu đường dây thuê bao số DSL chiếm tỷ trọng 37% trong tổng số các đường dây DSL toàn quốc. Trong môi trường cạnh tranh DSL giá thuê bao thấp đã giúp dịch vụ này cất cánh.

                Mặc dù NTT bị chia cắt thành NTT West và NTT East sản phẩm DSL của 2 công ty này vẫn giống nhau. Vào cuối năm 2000 NTT West và NTT East chỉ có 3000 thuê bao DSL. Cả hai công ty đều triển khai dịch vụ 8 Mbps vào tháng 12 năm 2001 bổ sung thêm cho dịch vụ 1,5 Mbps lúc đó đang khai thác.

                Vào ngày 24 tháng 12 năm 1999, NTT East và NTT West đồng thời đưa ra một loạt dịch vụ DSL để bán lẻ và bán sỷ bắt đầu một năm thử nghiệm. Thời kỳ thử nghiệm kết thúc vào tháng 12 năm 2000.

                Yahoo Japan là công ty cổ phần giữa Softbank và Yahoo. Cho đến 31 tháng 12 năm 2002 Softbank chiếm 66% cổ phần và Yahoo chiếm phần còn lại. Yahoo Japan bắt đầu khai thác dịch vụ DSL từ tháng 6 năm 2001. Yahoo Japan tiếp tục cung cấp dịch vụ truy xuất Internet với giá rẻ nhất thế giới, với dịch vụ truy xuất dân dụng tốc độ 8Mbps khoảng 20 dollar một tháng. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2002 họ đạt được 660 000 đường dây DSL, tăng hơn một chút so với 6 tháng đầu năm 2002.

                Yahoo Japan đạt được số đường dây thuê bao số 1 200 000 vào cuối quý 3 năm 2002 và 1 504 000 vào cuối tháng 12 năm 2002.

                Tuy nhiên, Yahoo vẫn còn con đường dài để kiếm được lợi nhuận. Giám đốc tài chính của Softbank là Masayoshi Son nói rằng lợi nhuận sẽ có được với số thuê bao khoảng từ 2 tới 3 triệu. Giá cả quá bèo của Yahoo Japan đã khuấy động thị trường DSL Nhật Bản. Lỗ trên DSL cho tới quý 2 năm 2002 được cho biết lên tới 1 tỷ dollar. Tính đến cuối năm 2002 Softbank lỗ hơn 27 tỷ Yen trong đó DSL chiếm đến 67%. Mô hình kinh doanh của Yahoo là tạo sức thu hút khách hàng từ phí kết nối rẻ mạt và tìm lợi nhuận ở trang bị thiết bị, cho thuê thông tin và dịch vụ. Ðó cũng là chiến lược đẩy các ISP khác giảm cước phí kết nối truy xuất dữ liệu tốc độ cao. Softbank cũng mua luôn nhà khai thác dịch vụ DSL cạnh tranh hàng đầu ở Nhật Bản là Tokyo Metallic vào năm 2001 và hiện đang sử dụng mạng của Tokyo Metallic để phân phối dịch vụ Yahoo DSL.

                Comment


                • #9
                  gía cước trần 1 triệu/tháng cũng không thể nói là cao được khi mà nhìn sang nước láng giềng thái lan, 1 đường ADSL download 250Kbps trả cố định hàng tháng là US$200, không giới hạn thời gian kết nối và lưu lượng sử dụng trong tháng.

                  Comment


                  • #10
                    Xét đến khía cạnh kỹ thuật một chút đi, bàn luận --> tranh cãi nhiều thì có ích lợi gì chứ? Dịch vụ ADSL ra đời giúp cho những người tiêu dùng như chúng ta có thêm chọn lựa, để có cái "tốc độ cao truy nhập Internet" chứ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy rằng khi nối mạng thì hiện nay đã có:

                    Telephone line (Dial-up, max 56kbps)
                    ISDN (Dial-in /w 2B+D=2x64kbps+16kbps)
                    ADSL (MegaVNN, downstream/upstream=2Mbps/640kbps)
                    Internet Leased Line (Nx64kbps)

                    đi từ trên xuống thì:

                    Độ ổn định (khi kết nối): tăng dần
                    Mức độ kiểm soát đường truyền: tăng dần
                    Giá cước: tăng dần
                    ... như vậy thì dịch vụ ADSL có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên nó không thể thay thể được dịch vụ Internet Leased Line.

                    Chúc các Bạn vui vẻ!
                    Đưa người ta không đưa qua sông
                    Sao có tiếng sóng ở trong lòng
                    Bóng chiều không thắm không vàng vọt
                    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.

                    Comment


                    • #11
                      Theo Point-Topic thì giá cước DSL vào tháng 3 năm 2003 của một số quốc gia trên thế giới như sau:

                      BT (UK): 70 USD/month
                      Deutsche Telekom: 50 USD/month
                      Verizon (US): 45 USD/month
                      NTT (Japan): 30 USD/month
                      Chunghwa (Taiwan): 22 USD/month
                      SBC Yahoo (US): 29.95 USD/month

                      Bạn hãy để ý đến khía cạnh điều hành mạng của NTT: người ta phân biệt dịch vụ thoại và dịch vụ DSL trên đường dây điện thoại. Nhà điều hành mạng (độc quyền) sẽ cho các nhà khai thác cạnh tranh thuê lại đường dây thuê bao (dạng unbundled) với giá do cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông quy định để triển khai dịch vụ DSL của mình. Theo mô hình này thì VNPT sẽ cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác là FPT, Viettel, SPT, ... thuê lại các đường dây thuê bao. Vào thời điểm này thì VNPT đã đi trước một bước. Tuy nhiên với DSL thì đi trước chưa hẳn đã là một lợi thế. Càng về sau giá thiết bị càng rẻ, càng hiện đại giúp thu hồi vốn nhanh chóng và hấp dẫn được khách hàng. Việc chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ DSL đơn giản hơn rất nhiều so với chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt. Khi đó giá cả mới khá hơn. Còn hiện nay giá ADSL của Việt Nam không phải là trung bình của thế giới hay khu vực như VNPT vẫn tuyên truyền đâu mà đang ở nhóm mắc nhất thế giới đó.

                      Comment


                      • #12
                        Tốc độ phát triển về IT của Việt Nam như vậy la tốt rồi, các bạn có thảo luận thì chỉ nên so sanh với các nước trong khu vực thôi chứ so sánh với Nhật, Đức, Úc, Anh ... thi khập khiễn quá.

                        Còn tôi nghĩ VNPT là nhà cung cấp dịch vụ Internet là có băng thông đi Quốc tế lớn nhất rồi.

                        Vietel, FPT, SPT, ... muốn đi Quốc tế đều phải thuê kênh của VTI là 1 thành viên của VNPT.

                        Comment


                        • #13
                          Re: Mời bạn tham gia thảo luận bài viết của một độc giả Vnexpress.net

                          DSL tại Tân Gia Ba

                          Singnet đã xem xét lại các sản phẩm dịch vụ DSL trong năm 2002, tập trung vào dịch vụ truy xuất Internet cơ bản hơn là dịch vụ Video on demand (VOD). VOD và các dịch vụ cộng thêm khác được xem là dịch vụ phụ. Nhìn chung dịch vụ thông tin số tốc độ cao ở Tân Gia Ba là khá khiêm tốn so với số tiền chính phủ đã đầu tư vào hạ tầng cơ sở và xúc tiến. Singtel báo cáo rằng cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2002 tổng số khách hàng dịch vụ số tốc độ cao là 92 ngàn (tính gộp cả khách hàng lẻ và khách hàng đại lý) tức là sự tăng trưởng có tăng nhẹ so với quý đầu của năm 2002.

                          Singtel đã bỏ kế hoạch tính cước theo thời gian đối với các khách hàng dân dụng trong năm 2002, nhưng vẫn duy trì giá cước theo dung lượng và đưa ra 2 kế hoạch tính cước không giới hạn truy xuất. Công ty cho rằng thu nhập trung bình của công ty trên mỗi khách hàng truy xuất dữ liệu tốc độ cao đã tăng lên đến 66,3 dollar mỗi tháng.

                          Singapore Telecom (SingTel) là một nhà cung cấp dịch vụ thông tin hỗn hợp ở vùng châu Á - Thái Bình Dương với 2 hub chính là Tân Gia Ba và Úc Ðại Lợi. Singapore Telecom là công ty điều hành mạng điện thoại độc quyền tại Tân Gia Ba và sở hữu tới 99% số đường dây điện thoại tại đất nước này. Vào cuối quý 3 năm 2002 SingTel đã đạt được tới 105 ngàn thuê bao Internet tốc độ cao.

                          SingTel đã bắt đầu dịch vụ SingTel Magix vào tháng 11 năm 1997. Ðó là dịch vụ film theo yêu cầu, tin tức, thể thao và truy xuất Internet tốc độ cao sử dụng công nghệ DSL đầu tiên trên thế giới.

                          Vào tháng tám năm 2002, chi nhánh ISP của Singtel là SingNet Pte Ltd đã bắt đầu đưa ra dịch vụ SingNet Broadband Access hoạt động ở tốc độ 512 Kbps và dịch vụ bắt đầu thực hiện vào tháng 4 năm 2001. Trong năm 2001, Singtel lập kế hoạch đầu tư 90 triệu dollar Singapore (khoảng 51 triệu Mỹ kim) vào việc nâng cấp khả năng dịch vụ tốc độ cao của họ với mục tiêu xây dựng khả năng 120 ngàn đường dây thuê bao số vào cuối năm 2002. Vào tháng 6 năm 2001, SingNet đã đưa ra dịch vụ truy xuất không giới hạn ở tốc độ 256 Kbps.

                          Giá dịch vụ ADSL tại Tân Gia Ba:

                          256K Unlimited: Free 3 months subscription
                          Monthly subscription fee of $55
                          18 months contract, Free ADSL (USB) modem

                          512K Unlimited: Free 3 months subscription
                          Monthly subscription fee of $75
                          18 months contract, Free ADSL (USB) modem

                          Một dollar Tân Gia Ba là 9,186.92 đồng VN, như vậy thì 55 dollar Tân Gia Ba xấp xỉ 505 280,6 đồng, còn 75 dollar Tân Gia Ba xấp xỉ 689 019 đồng. Nên nhớ rằng Internet Tân Gia Ba không có hiện tượng cổ chai ở Gateway và họ có rất nhiều dịch vụ "Value Added Service" còn VNPT thì không.

                          Còn chuyện "Tốc độ phát triển về IT của Việt Nam như vậy la tốt rồi" thì tôi không dám chắc. Nếu thấy còn khập khiễng quá thì mời các bạn tiếp tục thảo luận.

                          Comment


                          • #14
                            Truoc tien rat cam on tac gia da co bai viet de cho khach hang su dung internet phai suy nghi~. Nhung tui co mot vai y kien, neu cac ban thay co van de gi` thi co the chi bao them g boi hien nay toi khong o Viet Nam( tuy xa Vn cung chua lau)
                            + Truoc tien toi muon hoi day co phai la` mot su canh tranh giua 2 cong ty cung cap dich vu truyen thong internet hay khong? Va` 1 cong ty cung cap da dua ra mot loai dich vu moi ma` toc do cao hon, toi chua muon noi den van de gia thanh. Vay that su toc do do co cao hon that khong toi neu mot vai y kien dua theo su phan tich cua tac’ gia bai` viet truoc:
                            - Khach hang` duoc VNPT noi den nha` cung cap dich vu bang toc do cao con viec ra quoc te la` bao nhieu thi khong dam bao(y kien cua tac gia). Dung van de noi ra quoc te khong the dam bao voi bat ky` mot loai dich vu na`o ca. Nhung voi toc do cao de noi voi nha cung cap dich vu da dam bao la toc do truy cap cao hon roi.
                            - Hien tuong nghen co chai da~ xay ra thuong xuyen: vay voi bat ky dich vu nao thi hien tuong nay cung van say ra.
                            O day toi khong muon noi den loai dich vu nao hay hon ca. nhung toi muon noi den khia canh doi voi nguoi su dung. Khi mot cong ty phat trien dich vu dua ra duoc 1 dich vu moi thi se tao cho khach hang duoc tiep suc voi 1 cong nghe moi va se co mot su lua chon. Va su lua chon dung se duoc khang dinh sau khi ho da su dung. Mot cong nghe se duoc khang dinh sau mot thoi gian dua vao su dung. Hien nay chung ta ket luan phai chang la qua som. Hien nay o cac nuoc Cung deu ton tai nhieu dang thuc dich vu truy cap internet voi cac toc do khac nhau. Vay tai sao chung ta khong thu nhi? Moi dang thuc truy cap se phu hop cho tung kieu khach hang khac nhau.
                            + dieu khac tui muon hoi tac gia neu ra bai bao nay co dung voi muc dich canhbao khac hang hay khong? Hay day la mot van de te nhi nao khac( neu khong dung thi toi xin loi tac gia bai bao) Nhung toi muon noi den chinh sach gia thanh. Hien nay Cac khac hang su dung dich vu truy cap internet o Viet Nam chu yeu thong qua duong Dial-up thong qua duong dien thoai thong thuong .Mot so duong dat toc do cao hon do phai cap cho no 1 kenh rieng nhung gia thanh lai cao hon so voi duong dien thoai thong thuong. Nhung so luong khach hang dung duong truyen nay khong nhieu. Ve mat kinh doanh , boi o day ta noi den cac cong ty dich vu, thi de bu lai chi phi ho se phai tang gia thanh len cao vi` vay nguoi su dung no se phai chap nhan mot gia thanh do it nguoi su dung. Doi voi dich vu moi, Cong ty cung cap dich vu ho co the chac chan rang so nguoi su dung dich vu cua ho se dong dao va ho dua ra mot muc gia hop ly phu hop voi tui tien cua nguoi dan VN hien nay la` dieu co the chu. O day toi muon so sanh boi cai na`o tot hon se duoc danh gia tu phia khach hang su dung, nhung tui chi muon neu ra 1 y kien la` lieu van de gia thanh co phai van de quyet dinh cai nao thich hop hon hay khong?
                            + Viec tac gia dua ra la khach hang Viet Nam su dung co the khong can muc gioi han cho dung luong truy cap cung co the thuc hien duoc .Boi chung ta co chac chan rang moi mot khach hang dung het mot dung luong truy cap internet sap si nhau hay khong? Hien nay o mot so cua hang an uong o nuoc ngoai ho cho phep khach hang co the an bao nhieu cung duoc ma van giu mot gia thanh ban dau. Boi theo su tinh toan thi muc do su dung se la co han va co nguoi su dung nhieu, co nguoi su dung it. Neu chung ta can doi thi ty le trung binh co the tinh duoc .Van de o dau cong ty cung cap dich vu da dat ho tren mot bai toan the thoi. Ma` do la` quyen cua ho van de ho dua ra nhu vay co loi cho khach hang hay khong ma` thoi.
                            + Co mot dieu ma` toi nghi rang mot cong ty khi dua thong tin cho khach hang, mac du de canh tranh cung neu cho thong tin dung o mot muc do na`o do co co so khoa hoc, viec duong truyen se dat duoc mot toc do toi da trong truong hop ly tuong. Nhung trong thuc te thi truong hop ly tuong khong bao gio say ra. Vay neu cong ty cung cap dich vu truyen thong internet thi nen dua ra mot toc do thuc te cho khach hang biet. Chu khong nen dua ra mot toc do ly tuong nham danh lua khach hang.
                            La` mot nha` kinh odanh dung duoi goc do kinh doanh toi co mot vai` y kien nhu vay mong tac gia bai bao va` cac ban doc co gi gop y them. Mac du da tot nghiep nganh CNTT nhung nhung gi ve yeu to ky thuat tui khong muon ban den ma nhuong lai cho cac bac tien boi va cac ban van dang hoat dong trong linh vuc CNTT. Chao than ai

                            Comment


                            • #15
                              Bác cntt_k39 viết bài thì dài nhưng không có dấu, khó đọc quá.
                              Qua những bài viết mà tôi đã tham khảo ở trên, bản thân tôi có 1 số ý kiến đóng góp như sau:
                              - Về mặt kỹ thuật (tốc độ đường truyền ADSL): trường hợp "thắt cổ chai" đúng là sự thật, nếu so về định mức nêu ra trong 2 trường hợp của 2 nhà cung cấp dịch vụ là Viettel và VDC. Với định mức được set như vậy thì quả là thiệt thòi cho những người sử dụng tốc độ thấp hơn. Chúng ta đâu phải sử dụng hoàn toàn là các site và host quốc tế mà bên cạnh đó còn những site của Việt Nam đúng không? giả sử với số người sử dụng là con số nhiều trên cùng 1 đường ADSL thì 2Mbps so với 128Kbps sẽ chênh lệch như thế nào?
                              - Về mặt giá cả dịch vụ: Với tốc độ được set nêu trên thì giá cả 1tr so với 3tr thì cái nào là hợp lý??? với tốc độ nêu trên?
                              - Mình thấy bài viết đầu tiên kêu gọi ...............tăng giá cước :( , bài sau thì kiu gọi giảm giá. Xu hướng chung là giả cả giảm dần theo thời gian. Điều đó chắc ai cũng biết. Với cái giá ma 2VNPT đưa ra như vậy so với đường Dial Up thì đó là mức giá quá tuyệt, nhất là đối với những người sử dụng với số lượng nhiều. Việt Nam đang từng bước xoá bỏ độc quyền, cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực. Vậy việc làm đó để làm gỉ? Có 2 điều chính: Đó là giảm giá thành và cung cách phục vụ khách hàng đc tốt hơn. Ve van đề sau thì tôi xin phép không bàn tới vì mỗi nhà cung cấp có cách phục phụ cho khách hàng riêng mà theo họ là tốt nhất cho khách hàng. Nói về giá cả cạnh tranh, nếu doanh nghiệp mới thành lập mà có giả cả cao hơn mức hiện tại thì làm sao có thể gọi là "cạnh tranh"? Điều đó hoàn toàn không đúng, hoàn toàn trái ngược với điều tôi nói ở trên.
                              Theo mọi người tôi nói vậy có hợp lý không nhi?????

                              Comment

                              Working...
                              X