• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

ADSL over DLC (Digital Loop Carrier)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • ADSL over DLC (Digital Loop Carrier)

    Nhu cầu ADSL đang ngày càng tăng với các thuê bao ở vùng ngoại ô cho các ứng dụng chi nhánh văn phòng và truy xuất Internet dân dụng. Các thuê bao này có đường dây thuê bao dài phải qua bộ DLC. Như ta đã biết, các bộ DLC ngăn cản việc triển khai ADSL. Lý do là các bộ DLC đều có mạch mã hoá PCM và trong các mạch mã hoá PCM này đều có các bộ lọc thông thấp 4 KHz sẽ lọc không cho tín hiệu ADSL vốn có tần số cao từ 25 KHz tới 1 104 KHz đi qua. Có 3 giải pháp cho việc triển khai ADSL cho các thuê bao không kết nối trực tiếp tới tổng đài mà phải qua bộ DLC. Ðó là:

    - giải pháp DSLAM từ xa (remote DSLAM),

    - giải pháp card đường dây ADSL,

    - giải pháp RAM (Remote Accesss Multiplexer).

    Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Giải pháp đưa DSLAM về tận bộ DSL (remote DSLAM) tốt cho việc triển khai ADSL nhưng lại có chi phí lắp đặt cao. Ngược lại, giải pháp card đường dây ADSL lại hiệu quả kinh tế hơn. Trong ba giải pháp này có lẽ RAM là giải pháp hứa hẹn nhất vừa kết hợp được ưu điểm của hai giải pháp trên vừa tối thiểu hoá được các bất lợi của chúng.

    a. Remote DSLAM

    Trong giải pháp này người ta dùng một bộ DSLAM hoàn chỉnh đã được thiết kế để làm việc trong điều kiện đặc biệt ở hè phố như chịu đựng được nhiệt độ làm việc lên tới 65oC, độ ẩm làm việc lên tới 95% vốn đặc trưng cho các remote terminal của DLC. Các bộ remote DSLAM cũng có thể được lắp trong các nhà nhỏ hay trong các hộp có kiểm soát nhiệt độ (CEV: Controlled Environment Vault).

    Ưu điểm của remote DSLAM:

    - Remote DSLAM rất thích hợp cho trường hợp số thuê bao ADSL lớn, có thể tăng số thuê bao ADSL rất đơn giản bằng cách gắn thêm card đường dây ADSL vào bộ remote DSLAM. Một bộ remote DSLAM tiêu biểu có thể hỗ trợ từ 60 tới 100 đường dây ADSL.

    - Vì remote DSLAM cũng là một bộ DSLAM hoàn chỉnh nên việc cung cấp, giám sát các đường dây ADSL hoàn toàn tương tự như với bộ DSLAM tại tổng đài. Do đó không cần thêm hệ thống quản lý nào và cũng không cần phải huấn luyện thêm cho các kỹ thuật viên.

    - Việc triển khai ADSL sẽ không làm ảnh hưởng tới các dịch vụ thoại POTS bởi vì các bộ remote DSLAM đều độc lập với các bộ DLC. Bộ remote DSLAM chỉ đơn giản tách phân tần tín hiệu thoại POTS và gởi nguyên dạng tương tự của nó cho bộ DLC.

    Nhược điểm của remote DSLAM:

    - Remote DSLAM là một giải pháp mắc tiền. Vì bộ remote DSLAM ở bên ngoài DLC nên việc lắp đặt đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải tìm vị trí thích hợp, tránh mưa, lắp đặt, cấp nguồn và đi dây từ phía DLC tới remote DSLAM và ngược lại. Kết quả là phải đầu tư ban đầu khá nhiều thời gian và tiền bạc cho các bộ remote DSLAM. Mặc dù việc đầu từ này có thể thu hồi vốn dần dần từ số thuê bao lớn của ADSL nhưng do ADSL đang ở giai đoạn phát triển ban đầu nên thực tế khó có thể thu hồi vốn được. Hơn nữa, với các DLC có số đường dây nhỏ thì số thuê bao ADSL sẽ ít hơn nhiều và khó có thể hoàn vốn được cho các bộ remote DSLAM.

    - Các bộ remote DSLAM cũng tạo ra các vấn đề về kích cỡ và cấu hình của các hộp đấu dây. Thường nhà cung mạng nội hạt đặt một hay một vài hộp đấu dây gần với tủ DLC. Khi triển khai ADSL cần phải nối lại các đôi dây có ADSL/POTS: các đôi dây này được đưa đến bộ DSLAM qua hộp đấu dây rồi được tách phần POTS quay lại DLC cũng qua hộp đấu dây một lần nữa. Thường các hộp đấu dây được thiết kế sát với dung lượng của bộ DLC và một số nhỏ các dây trống. Chính vì vậy khi triển khai ADSL thì phải đặt thêm các hộp đấu dây mới hay thay các hộp đấu dây với dung lượng lớn hơn. Vấn đề sẽ phức tạp hơn rất nhiều khi bộ remote terminal của hệ thống DLC sử dụng nhiều hộp đấu dây vì không có cách nào để dự đoán được thực sự thuê bao nào sẽ thuê dịch vụ ADSL. Vì vậy, dù bộ remote DSLAM rất thích hợp cho trường hợp có nhiều thuê bao ADSL nó cũng cần phải xem xét kỹ về mặt tài chính và kỹ thuật.

    b. Giải pháp card đường dây ADSL

    Một giải pháp khác là sử dụng các card đường dây gắn được với các khe cắm còn trống trong hệ thống DLC hiện hữu. Giải pháp card đường dây ADSL có hai dạng. Dạng thứ nhâᴠlà chỗ trống chỉ dùng cho mục đích ổn định cơ học, và tất cả các kết nối đều thực hiện qua cáp. Loại cấu hình này dùng cho các hệ thống DLC truyền thống. Dạng thứ hai là dạng tích hợp card đường dây ADSL trong hệ thống DLC. Lưu thoại số và lưu lượng ADSL được ghép chung và dùng chung một hệ thống truyền dẫn để đưa về tổng đài nội hạt. Như vậy, giải pháp card đường dây ADSL tích hợp đã đưa ra một dạng DLC mới, DLC hỗ trợ ADSL.

    Ưu điểm của card đường dây ADSL:

    Ưu điểm đầu tiên của card đường dây ADSL là nó tận dụng được các khe cắm còn trống trong bộ remote terminal của DLC. Với giải pháp này nhiều chi phí như nhà chứa, lắp đặt, cung cấp nguồn, . vốn phải trả khi dùng hệ thống remote DSLAM sẽ được tiết kiệm.

    Nhược điểm của card đường dây ADSL:

    - Giải pháp card đường dây ADSL tạo ra những vấn đề quản lý rất phức tạp trong trường hợp nhà cung cấp mạng điện thoại nội hạt có các bộ DLC từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Ðã có nhiều cố gắng đã được thực hiện để thống nhất kỹ thuật cho nhiều loại DLC từ nhiều nhà cung cấp khách nhau. Ðáng chú ý là những cố gắng của UAWG (Universal ADSL Working Group) bao gồm các hãng Compaq, Intel và Microsoft cho phiên bản G.lite trong khi phiên bản G.dmt vẫn chưa có tiến triển gì. Vì vậy, hiện nay sự chọn lựa bộ chip ADSL sử dụng cho card đường dây ADSL hoàn toàn phụ thuộc vào loại modem khách hàng đang sử dụng. Kết quả là bất cứ giải pháp card đường dây ADSL nào cũng đòi hỏi việc quản lý sự tương hợp modem ADSL phía khách hàng. Với hầu hết các nhà cung cấp mạng điện thoại nội hạt sử dụng các hệ thống DLC khác nhau có các giải pháp card đường dây ADSL khác nhau thì giải pháp này rất phức tạp và thậm chí là không khả thi. Hơn nữa, với các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt thì họ kiểm soát việc cung cấp dịch vụ ADSL nhưng lại không kiểm soát việc cung cấp modem ADSL nên càng làm cho việc tương hợp thêm phức tạp.

    - Vì giải pháp card đường dây ADSL sử dụng các khe cắm card nên việc lắp các card đường dây ADSL sẽ giảm đi khả năng sử dụng dung lượng DLC của các nhà cung cấp mạng điện thoại nội hạt trong tương lai. Thông thường thì quyết định liên quan tới kích cỡ và kiểu tủ DLC được đưa ra dựa trên một quy hoạch phát triển. Vì vậy, sử dụng giải pháp card đường dây ADSL lắp vào các khe còn trống trong bộ remote terminal của các hệ thống DLC sẽ làm ảnh hưởng tới các khả năng cung cấp dịch vụ POTS trong tương lai của các nhà cung cấp mạng điện thoại nội hạt. Trong môi trường mà nhà cung cấp dịch vụ ADSL và nhà cung cấp mạng điện thoại nội hạt là khác nhau thì vấn đề này càng thêm phức tạp khi mà họ phải chia nhau phương tiện truyền dẫn từ bộ remote terminal của DLC về phía tổng đài nội hạt.

    - Vấn đề với nhiều bộ DLC từ nhiều nhà cung cấp khác nhau nói trên cũng tạo ra khó khăn trong việc điều hành cũng như quản lý mạng. Mỗi giải pháp ADSL riêng đều có phương pháp lắp đặt và vận hành riêng. Hơn nữa, mỗi nhà cung cấp giải pháp ADSL đều có hệ thống quản lý thiết bị (EMS: Element-Management System) riêng để giám sát và cung cấp dịch vụ. Nhiều nhà cung cấp DLC mỗi nhà cung cấp đưa ra một giải pháp card đường dây ADSL riêng sẽ đòi hỏi nhiều hệ thống EMS, mỗi hệ thống như vậy sẽ có giao tiếp riêng. Kết quả là phải xem xét kỹ khi huấn luyện, hỗ trợ và tập hợp thành bất cứ mức độ hệ thống hỗ trợ vận hành (OSS: Operations Support Systems) cao hơn nào cho mỗi hệ thống EMS.

    - Giải pháp card đường dây ADSL sử dụng tủ máy DLC để lắp đặt có thể cần đến việc đi dây lại trong bộ remote terminal của DLC. Việc đi dây lại này phụ thuộc vào từng nhà cung cấp và giải pháp được triển khai.

    - Cuối cùng, những hạn chế liên quan tới vị trí và số lượng card đường dây có thể lắp đặt được trong một bộ remote terminal của DLC cũng cần được quan tâm.

    Tóm lại, mặc dù giải pháp card đường dây ADSL tránh được nhiều nhược điểm về giá thành của giải pháp remote DSLAM nhưng nó lại tạo ra nhiều vấn đề như quản lý, huấn luyện và điều hành với nhiều chủng loại DLC khác nhau. Hơn nữa giải pháp card đường dây ADSL cũng bị ràng buộc bởi dung lượng của DLC và quy hoạch mạng POTS.

    c. Giải pháp RAM

    RAM: Remote-Access Multiplexer thực hiện giống như một bộ remote DSLAM. Tuy nhiên RAM được tích hợp với bộ DLC mà không cần chi phí nâng cấp. Trên thực tế, RAM thường được gọi là hộp bánh hay hộp thuốc lá vì nó có kích thước rất nhỏ và được thiết kế để lắp đặt ngay bên trong tủ DLC. Loại thiết bị này đã được sử dụng rất thành công khi triển khai dịch vụ ISDN. Những bộ RAM ngày nay kết hợp được các ưu điểm của hai giải pháp remote DSLAM và card đường dây ADSL trong khi lại tránh được nhiều nhược điểm của chúng.

    Ưu điểm của giải pháp RAM:

    - Cũng giống như remote DSLAM, RAM độc lập với các hệ thống DLC đem lại khả năng linh động cho chúng có thể hoạt động với bất cứ chủng loại DLC nào mà hoàn toàn không ảnh hưởng tới dịch vụ POTS. Sự độc lập này cũng có nghĩa là RAM tránh được vấn đề gây ra bởi các bộ DLC của nhiều nhà cung cấp khác nhau của giải pháp card đường dây ADSL. RAM chỉ cần một hệ thống EMS duy nhất cho việc quản lý và điều hành theo từng loại modem tại phía khách hàng.

    - Cũng giống như giải pháp card đường dây ADSL, RAM được lắp trong tủ DLC nên tránh được giá thành cao và việc đi dây lại như trong trường hợp của remote DSLAM. RAM cũng không cần phải giải quyết các vấn đề về cấp nguồn, hộp đấu dây hay vị trí lắp đặt. Thông thường, RAM chỉ cần đi dây lại rất ít. Hơn nữa, RAM còn có dạng tủ nhỏ lắp gắn vào cạnh tủ DLC khi tủ DLC đã đầy thiết bị.

    Nhược điểm của giải pháp RAM:

    Vấn đề chính của RAM là quy mô của nó. Các dạng RAM hiện tại rất thích hợp với số lượng đường dây nhỏ, điều đó có nghĩa là nếu cần thêm đường dây thì cần phải lắp thêm RAM vào tủ DLC. Với từng trường hợp cụ thể khoảng không gian hữu dụng trong tủ DLC sẽ quyết định số lượng đường dây có thể lắp đặt. Hiện nay cần lưu ý rằng số lượng đường dây của RAM tuỳ thuộc vào thế hệ, mật độ tích hợp và khả năng sử dụng các bộ xử lý số tín hiệu (DSP: Digital Signal Processor) trong các bộ thu phát ADSL.

    Nhìn chung, RAM có ưu thế trong việc cung cấp giải pháp rẻ tiền để mở rộng việc cung cấp dịch vụ ADSL cho các thuê bao phải kết nối với mạng điện thoại qua DLC. Những thuận lợi cơ bản của chúng là chi phí thấp và dễ triển khai. Hiện nay, RAM cung cấp một giải pháp tổng thể có thể hoạt động với tất cả các dạng DLC khác nhau và vì vậy tránh được các vấn đề về điều hành, huấn luyện và quản lý như với giải pháp card đường dây ADSL trong DLC.

    Những vấn đề cần lưu ý khi chọn giải pháp RAM:

    - Kích thước vật lý và dung lượng đường dây: Kích cỡ của RAM sẽ tăng lên nhanh chóng. Cần lưu ý rằng RAM có thể có nhiều kích cỡ, dung lượng khác nhau. Hơn nữa, số bộ RAM lắp được không chỉ giới hạn ở kích thước vật lý mà còn ở khoảng không gian cần thiết cho việc giải nhiệt. Khả năng xếp chồng các rack RAM 23 inch cũng khác với rack RAM 19 inch. Cuối cùng, an toàn nhất là dùng các RAM dung lượng nhỏ để dễ lắp đặt và đạt được độ linh động cao.

    - POTS splitter: Nếu các bộ POTS splitter không tương hợp với các bộ RAM thì cần phải có thêm khoảng trống trong tủ DLC. Vì lý do này, cần phải có các bộ POTS gắn liền trong RAM. Hơn nữa, thiết kế của các bộ POTS splitter phải là thụ động để tránh gây ra ảnh hưởng tới các mạch ADSL từ phía đường dây POTS.

    - Yêu cầu đi cáp: Cần thấy rằng bất cứ các bộ RAM nào cũng kết nối tới các đôi dây tip và ring. Các đôi dây này có được lắp thiết bị bảo an trước hay được bảo an ngay trong bộ RAM. Nếu bảo an ngay trong bộ RAM thì phải chú ý đến việc đi cáp lại trong tủ DLC làm cho gián đoạn thông tin POTS và ảnh hưởng tới các thuê bao khác.

    - Truyền dẫn tín hiệu: Việc truyền dẫn tín hiệu đến tổng đài nội hạt được thực hiện bằng 2 cách: truyền dẫn đặc biệt đến bộ DSLAM ở tổng đài, truyền dẫn bằng các giao tiếp chuẩn như các đường E1, DS-1 (Digital Service level 1). Phương pháp thứ nhất tận dụng được các port còn trống của DSLAM. Ngược lại, phương pháp thứ hai dùng các giao tiếp chuẩn cho phép nối tới các bộ chuyển mạch ATM, tập hợp tại các bộ tập trung, hay thậm chí nối vào các bộ DSLAM của các hãng sản xuất khác. Thuận lợi của phương pháp giao tiếp chuẩn là nó không cần phải có một bộ DSLAM và nó có thể nối tới nhiều chủng loại thiết bị khác nhau.

    - Sự tương thích modem: Vì hiện nay với ADSL G.dmt chưa đạt được khả năng tương thích giữa các bộ chip thu phát ADSL trong modem ADSL của các hãng khác nhau nên phải chú ý đến sự tương hợp giữa RAM và modem ADSL phía khách hàng. Hơn nữa, khả năng nâng cấp qua việc download phần mềm sẽ cung cấp sự tương thích này và làm cho RAM sẽ phát triển cùng với thị trường ADSL

    - Quản lý thiết bị (Element Management): Bất cứ chủng loại thiết bị nào cũng cần phải có một dạng quản lý thiết bị riêng. Vì vậy, sự tương hợp với một nền tảng chung, giao diện đồ hoạ (GUI: Graphic User Interface), giao tiếp để tập hợp lên mức hệ thống quản lý mạng (NMS: Network-Management System) cao hơn, đơn giản hoá việc sử dụng phải được cân nhắc kỹ. Thông thường, chi phí liên quan tới EMS được tính toán dựa trên số đường dây hỗ trợ. Vì lý do này cần phải nắm được tổng chi phí cần bỏ ra.

    Quốc Anh (+84 90 394 5504, quoc_anh@yahoo.com)

  • #2
    Re: ADSL over DLC (Digital Loop Carrier)

    Chào mừng thầy đến với diễn đàn,

    Hiện nay ADSL cũng chỉ triển khai ở vùng trung tâm thành phố, như vậy giải pháp cho các vùng xa trung tâm mà bưu điện sẽ chọn để triển khai là gì? Có theo một chuẩn thống nhất nào cho VN không?

    Thanks,

    Comment


    • #3
      Ở tiêu chuẩn ngành (TCN: Tiêu chuẩn của ngành bưu điện) hiện giờ vẫn chưa đề cập đến các vấn đề này!

      Comment

      Working...
      X