• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Kĩ năng phỏng vấn xin việc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Kĩ năng phỏng vấn xin việc

    KĨ NĂNG PHỎNG VẤN XIN VIỆC
    I. CHUẨN BỊ BẢN CV ẤN TƯỢNG:
    Với con số người thất nghiệp ngày càng tăng hiện nay, rõ ràng những người tìm việc phải chăm chỉ và thông minh hơn để đảm bảo rằng họ có chỗ đứng trong mắt những người tuyển dụng.

    Làm thế nào để bạn có thể nổi trội trong số rất nhiều ứng viên? Câu trả lời rất đơn giản: nhờ vào bản lý lịch.

    Nếu hiệu quả, bản lý lịch của bạn có lẽ sẽ là công cụ marketing đáng giá nhất mà bạn có. Nội dung của bản lý lịch có thể tạo ra hay phá hỏng cơ hội được tham gia phỏng vấn. 38% các nhà quản lý nhân lực đều nói họ chỉ mất một đến hai phút để duyệt một đơn xin việc, trong khi 17% mất chưa đến một phút.
    Giờ bạn phải hiểu bạn chỉ có gần 60 giây để gây ấn tượng với người tuyển bạn. Tốt hơn bạn nên chắc chắn rằng bản lí lịch của mình là bản trình bày hay nhất về bạn và những thành tựu của bản thân.

    Đưa vào bản sơ lược về nghề nghiệp ở phần đầu lý lịch

    Bạn chỉ có khoảng vài giây đến một phút để gây ấn tượng với người thuê hay quản lí nguồn nhân lực bằng bản lý lịch. Đừng bắt họ phải tìm kiếm những thông tin quan trọng.

    Bằng cách đưa vào một bản tóm tắt nghề nghiệp ở phần đầu, các nhà quản lí sẽ nhanh chóng lưu lại những thông tin về kĩ năng hay các tài năng của bạn.

    Luôn cập nhật

    Dù tình trạng nền kinh tế thế nào, bạn cũng nên luôn trang bị cho mình một bản lý lịch và hồ sơ viết tay. 50% trong số hơn 8.000 người tìm việc được CareerBuiler.com khảo sát đều nói bản lý lịch của họ không có gì mới mẻ. Luôn cập nhật lý lịch bởi bạn không bao giờ biết trước được khi nào cần phải làm một bản lí lịch mới cho mình.

    Bao gồm toàn bộ những kinh nghiệm có liên quan
    Không nhất thiết phải giấu nhẹm đi những kiến thức khác trong cuộc sống hay những tài lẻ “chẳng liên quan gì tới công việc” của bạn. Hãy cứ liệt kê hết ra, mọi kinh nghiệm đều có một giá trị nhất định. Và người tuyển dụng luôn thích những nhân viên có kiến thức rộng.

    Đừng “sao y bản chính”
    Giờ bạn đã có một bản CV khá hoàn hảo, nhưng điều tồi tệ nhất bạn có thể làm lại là gửi một bản sao y hệt nhau tới tất cả các nhà tuyển dụng và ngồi ở nhà chờ phản hồi. Hãy chứng tỏ sự sáng tạo của mình, với mỗi công việc, bạn có thể có một mẫu lý lịch khác nhau, phù hợp với công việc đó.

    II. LÀM GÌ KHI BẠN ĐƯỢC MỜI PHỎNG VẤN:
    Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực để viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả.
    Chuẩn bị không chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.

    Trang phục
    Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.

    Đúng giờ
    Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao tác phong nghiêm túc của bạn.
    Giao tiếp bằng ánh mắt
    Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.
    Thể hiện sự nhiệt tình với công việc

    Trong những cuộc tuyển dụng với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là người chiến thắng. Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với công việc.
    Thể hiện tinh thần đồng đội
    NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Họ cũng rất cần những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một khách hàng quan trọng.
    Thể hiện bản thân
    Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng.
    Hãy trung thực
    Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi phỏng vấn. Với sự phát triển của Internet và các mối quan hệ xã hội, việc kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng đối với NTD hơn bao giờ hết.
    Tác phong chuyên nghiệp
    Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man trong cuộc phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt NTD.
    Mạnh dạn đặt câu hỏi
    Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.
    Hãy nói lời cảm ơn
    Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ cười.

    Bạn nên hỏi NTD khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu bạn có nên “theo sát” để nhắc họ về kết quả hay không.
    Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan tâm đến công việc này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.

    III. BA KIỂU ỨNG VIÊN VỪA MẮT NHÀ TUYỂN DỤNG NHẤT:
    Giữa hàng trăm người đi xin việc, nhà tuyển dụng sẽ ghi nhớ, sẽ ấn tượng với những kiểu ứng viên nào? Có 3 kiểu ứng viên chắc chắn sẽ gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

    1. Ứng viên chuẩn bị kỹ càng nhất:

    Nhà tuyển dụng luôn thích những ứng viên chăm chỉ và tỉ mỉ với bất kỳ công việc gì. Việc ứng viên đầu tư nhiều thời gian trước khi bước vào vòng phỏng vấn dễ gây được cảm tình với người phỏng vấn.

    Những thông tin cơ bản bạn cần tìm hiểu đó là sự hoạt động của công ty và đặc biệt là những vấn đề mà công ty đang gặp phải (ví dụ như khả năng cạnh tranh toàn cầu còn yếu, thiếu đội ngũ giàu kinh nghiệm,…). Khi bạn có thể nói về tiểu sử và tình trạng hiện thời của công ty họ một cách trôi chảy như vậy, bạn sẽ làm họ rất ngạc nhiên. Nếu có thể bạn lại đưa ra được giải pháp cho một trong các vấn đề của họ thì bạn chắc chắn sẽ được tuyển dụng.

    2. Ứng viên cư xử tự nhiên nhất

    Hầu hết các ứng viên khi đi phỏng vấn đều đọc qua sách báo và hỏi những người có kinh nghiệm về cách ứng xử và trả lời các câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn. Vì thế giữa các ứng viên sẽ có sự tương đồng trong cách trả lời và ứng xử. Nếu khi đó bạn cư xử được tự nhiên và sử dụng năng lực thực có của mình để trả lời nhà tuyển dụng thì bạn sẽ để lại ấn tượng hơn hẳn so với các ứng viên khác.

    Thẳng thắn và trung thực về những gì bạn có sẽ là điều nhà tuyển dụng mong chờ.

    3. Ứng viên hiếu kỳ một cách thông minh nhất

    Tất nhiên nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá tốt về các ứng viên biết đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng nhưng không phải ai trong số đó cũng là người được chọn.

    Họ mong muốn một buổi phỏng vấn “hai chiều” nhưng họ cũng muốn người hỏi đó phải thực sự biết cách hỏi. Đó phải là những câu hỏi thể hiện được sự thông minh, có chiều sâu kiến thức chứ không phải những câu hỏi dập khuôn trên sách báo, ngô nghê và hời hợt.

    Nếu bạn muốn là ứng viên biết tò mò một cách thông minh thì nên hỏi những câu hỏi về cách tổ chức của công ty đó hay cơ hội thăng tiến đối với nhân viên trong công ty như thế nào?

    IV. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP NHẤT:

    1. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

    Đây thật sự là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng (NTD). Bạn cần trình bày ngắn gọn và cô đọng về điểm mạnh, năng lực của bạn và những gì bạn có thể đóng góp cho công ty.
    Tuy nhiên, bạn không nên trả lời câu hỏi này một cách chung chung, chẳng hạn: “Tôi làm việc rất chăm chỉ và nhiệt tình.” Hãy tạo sự khác biệt cho bản thân bằng cách giới thiệu những phẩm chất chỉ bạn mới có và bắt đầu câu trả lời với “Tôi chính là người phù hợp nhất cho vị trí này vì ….”
    2. Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?

    Đây là một trong những câu hỏi mà NTD hay dùng để kiểm tra xem bạn có chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn hay chưa. Bạn đừng bao giờ dự một buổi phỏng vấn mà không biết tí gì về công ty, đường hướng phát triển và hoạt động kinh doanh của nó.

    Nếu bạn đã tìm hiểu, nghiên cứu về công ty, câu hỏi này sẽ cho bạn cơ hội để thể hiện tinh thần chủ động cũng như chứng tỏ kinh nghiệm và năng lực của bạn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty.

    3. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

    Hãy thành thật khi đề cập đến điểm yếu của bạn, nhưng đừng quên chứng tỏ bạn có thể biến nó thành điểm mạnh.

    Ví dụ: nếu trước đây bạn từng làm việc với hiệu quả chưa cao thì hãy trình bày những việc bạn đã làm để cải thiện điều này. NTD sẽ nhận ra bạn là người dám thừa nhận những điểm yếu của mình và luôn tìm cách để hoàn thiện bản thân.

    4. Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?

    Ngay cả khi bạn rời bỏ công việc cũ với tâm trạng không vui, bạn cũng không nên trả lời câu hỏi này với thái độ tiêu cực. Hãy khéo léo né tránh đề cập đến những điều bạn không hài lòng về công việc cũ.

    Còn nếu bạn thật sự muốn đề cập, hãy cố gắng trình bày chúng cùng với một số điểm tích cực để cân bằng. Việc than phiền không dứt về công ty cũ sẽ khiến NTD không đánh giá cao thái độ làm việc của bạn.

    5. Hãy mô tả một tình huống khó khăn bạn từng gặp phải và cách bạn đã xử trí

    Đôi lúc, bạn sẽ không biết trả lời câu hỏi này như thế nào, đặc biệt là khi bạn mới ra trường và chưa có kinh nghiệm.

    Khi hỏi câu này, NTD muốn biết bạn có khả năng tư duy để tìm ra giải pháp cho tất cả vấn đề bạn gặp phải hay không. Ngay cả khi vấn đề của bạn là không có đủ thời gian để học tập, nghiên cứu, bạn cũng cần cho NTD thấy cách bạn đã điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong lịch làm việc của mình để giải quyết nó.

    Việc này chứng tỏ bạn là người có tinh thần trách nhiệm và có thể tự mình tìm ra giải pháp cho vấn đề gặp phải.

    6. Bạn tự hào nhất về thành tích nào của mình?

    Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên chọn một thành tích liên quan đến nghề nghiệp và phù hợp với vị trí

    bạn ứng tuyển để giới thiệu. Hãy ngẫm nghĩ về những phẩm chất công ty đang tìm kiếm ở ứng viên và tìm ra một ví dụ phù hợp nhất để chứng tỏ bạn chính là người công ty đang cần.

    7. Bạn đề nghị mức lương ra sao?

    Đây là một trong những câu hỏi khó nhất, đặc biệt là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc đầu tiên cần làm trước khi dự phỏng vấn là nghiên cứu mức lương phổ biến trong ngành nghề của bạn để ước lượng con số mình nên đề nghị.

    Hãy trình bày rõ ràng với NTD rằng bạn sẽ chỉ bàn thảo chi tiết về lương bổng khi đã nhận được lời đề nghị tuyển dụng. Nếu NTD thúc ép bạn đưa ra một câu trả lời cụ thể, bạn hãy đưa ra một mức lương kiểu “khoảng” hơn là một con số chính xác.

    8. Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn

    Khi hỏi câu này, NTD không hề muốn nghe bạn kể “tràng giang đại hải” về quê hương của bạn hay những việc bạn đã làm vào cuối tuần. Vì thế, bạn hãy mô tả ngắn gọn về bản thân, kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp của bạn rồi kết thúc bằng việc khẳng định sự khát khao được làm việc cho công ty.

    Nếu bạn đã chuẩn bị kỹ câu trả lời thì câu hỏi này chính là cơ hội tốt để bạn nhấn mạnh thêm năng lực của mình.
    Kế tiếp, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi về công ty và công việc của bạn. Việc này sẽ tạo ấn tượng tốt cho NTD vì họ nghĩ bạn thật sự quan tâm đến vị trí này.
    Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, nếu bạn không biết rõ đường đi đến địa điểm phỏng vấn thì trước khi gặp NTD vài ngày, bạn nên đi trước để dò đường. Việc này còn giúp bạn ước lượng được khoảng thời gian cần thiết để đến địa điểm phỏng vấn đúng giờ.
    Lâm Văn Tú
    Email :
    cntt08520610@gmail.com
    Viet Professionals Co. Ltd. (VnPro)
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel: (08) 35124257 (5 lines)
    Fax (08) 35124314
    Tập tành bước đi....



  • #2
    Gửi đến các bạn tập hợp các kỹ năng cần thiết nhất khi viết CV xin việc + 6 bộ CV ( EN + VI )

    Link : http://vnpro.org/skill/CV-Xin-viec.rar

    Chúc các bạn thành công
    HỌC QUẢN TRỊ MẠNG - HOCQUANTRIMANG.COM

    LÝ QUANG THIỆN - MASAN'S NETWORK ADMIN

    Comment

    Working...
    X