• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Chuyên đề về thiết kế xây dựng hạ tầng mạng chuyển mạch (Trunking)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyên đề về thiết kế xây dựng hạ tầng mạng chuyển mạch (Trunking)

    4.4. Khái niệm và hoạt động của kết nối Trunk
    4.4.1. Giới thiệu

    Thuật ngữ Trunking bắt nguồn từ công nghệ Radio và công nghệ điện thoại. Trong công nghệ radio, một đường Trunk là một đường dây truyền thông mà trên đó truyền tải nhiều kênh tín hiệu radio. Trong công nghiệp điện thoại, khái niệm thuật ngữ Trunking là kết hợp giữa đường truyền thông điện thoại hoặc các kênh điện thoại giữa hai điểm. Một trong các điểm có thể là một tổng đài. Ngày nay, nguyên lý trunking được chấp nhận sử dụng trong công nghệ mạng chuyển mạch. Một đường Trunk là kết nối vật lý và logic giữa 2 switch. Trong khuôn khổ môi trường chuyển mạch VLAN, một đường Trunk là một kết nối point-to-point để hỗ trợ các VLAN trên các switch liên kết với nhau. Một đường được cấu hình Trunk sẽ gộp nhiều liên kết ảo trên một liên kết vật lý để chuyển tín hiệu từ các VLAN trên các switch với nhau dựa trên một đường cáp vật lý.

    4.4.2. Hoạt động của Trunk
    Giao thức Trunking được phát triển để nâng cao hiệu quả quản lý việc lưu chuyển các Frame từ các Vlan khác nhau trên một đường truyền vật lý.Thiết lập các thỏa thuận cho việc sắp xếp các Frame vào các cổng được liên kết ở hai đầu đường trunk.
    Có 2 kỹ thuật trunking là: Frame Filtering và Frame Tagging:
    o Frame Filtering(cơ chế lọc khung):Là một kỹ thuật khảo sát các thông tin đặc biệt trên mỗi khung.Cung cấp một cơ chế điều khiển quản trị ở mức cao.
    o Frame Tagging:Phân biệt các Frame và dễ dàng quản lý cũng như phân phát các Frame nhanh hơn.Các tag được thêm vào trên đường gói tin đi ra vào đường trunk và được loại bỏ khi ra khỏi đường trunk.Các gói tin có gắng tag không phải là gói tin Broadcast. VLAN trunking hoạt động dựa vào quá trình gọi là VLAN tagging. Đây là quá trình mà switch gửi sẽ add một header vào frame trước khi gửi qua đường trunk. Header này sẽ mang một thông tin gọi là VLAN ID. Dựa vào VLAN ID, bên switch gửi sẽ cho biết frame đó thuộc VLAN nào và bên nhận sẽ từ đó mà đưa đến đúng vlan là frame cần đến.

    Hình trên cho ta một cái nhìn sơ qua về VLAN trunking. Như ta thấy, 2 switch có cùng các vlans, được nối với nhau qua một đường vật lý gọi là đường trunk. Ta cũng có thể thấy rằng các ethernet frame khi đi qua đường trunk sẽ thêm vào một header chứa VLAN ID.
    Ta thử xét ví dụ về VLAN1: Khi host gửii gói tin broacast qua int 0/1, frame sẽ đi qua port 0/2 và 0/23(vì đây là cồng nối đường trunk), gói tin đi qua đường trunk sẽ được gắn(tag) thêm một header chứa VLAN ID, khi qua đến switch2, VLAN ID sẽ được bóc tách và đưa đến đúng VLAN 1 là và đưa ra cồng 0/1 và 0/2. Như vậy, gói tin broadcast đã gửi được hết cho các host trong mạng mà nó gắn vào. Các sw cisco hỗ trợ 2 kiểuVLAN trunking protocol là ISL(Inter-Switch Link) và IEEE 802.1Q. Mỗi kiểu sẽ quy định cách đóng gói Header chứa VLAN ID như sau:
    • ISL

    ISL được Cisco tạo ra rất lâu trước khi IEEE định nghĩa giao thức trunking 802.1q. ISL là giao thức được tạo ra dành riêng cho các switch của Cisco hỗ trợ ISL bởi vì một số các switch mới của Cisco đã bỏ, không còn hỗ trợ giao thức này. Frame chứa ISL header có thể được hình dung như sau:


    • IEEE 802.1q

    Rất lâu sau khi Cisco định nghĩa ISL thì IEEE đã đưa ra chuẩn của mình để quy định về cách trunking. Và hiện nay thì chuẩn 802.1q của IEEE đang được sử dụng rộng rãi, thậm chí một số switch của Cisco đã bỏ việc hỗ trợ ISL.
    802.1Q không bao quanh frame bằng một header mới mà nó sẽ thêm trực tiếp 4bytes vào frame cũ. Như vậy, source -add và dest-add của frame được giữ nguyên không bị thay đổi. Và bởi vì đã thêm 4bytes vào frame ban đầu nên sẽ phải tính toán lại FCS. Ta có thể hình dung việc chèn thêm 4bytes vào frame cũ như sau:

    4.4.3. So sánh ISL với IEEE 802.1Q
    Với 2 phần trên, ta đã phần nào hình dung ra việc giống và khác nhau giữa 2 giao thức trunking này. Chúng đều dùng để định danh các VLAN nhờ vào VLAN ID. Khác nhau lớn nhất chính là tiêu chuẩn của mỗi giao thức, một là giao thức dành riêng cho Cisco, một là tiêu chuẩn dùng chung cho mọi thiết bị.
    Phần này sẽ nói thêm về một số điểm giống và khác nhau của 2 giao thức này:
    • Cả 2 giao thức đều dùng 12bits để định danh VLAN ID cho nên hỗ trợ cùng một số lượng VLAN như nhau: 4096. VLAN ID được chia thành 2 phần, từ 1-1005 gọi là normal range VLANs, còn các giá trị cao hơn 1005 gọi là extended range

    • Cả 2 đều hỗ trợ STP-Spanning Tree Protocol cho mỗi VLAN. STP được sử dụng khi thiết kế một mạng dự phòng.

    • Một điểm khác nữa là native VLAN.802.1Q quy định rằng, với mỗi đường trunk, sẽ có 1 native VLAN, trong khi đó ISL ko hỗ trợ việc này.Mặc định, 802.1q quy định rằng VLAN1 là native VLAN.Theo định nghĩa, 802.1Q sẽ không thêm một 802.1q header vào frame. Khi một frame không có header được thêm vào, nó sẽ tự hiểu rằng frame này dành cho native VLAN. Vì vậy, cả 2 switch phải biết được rằng VLAN nào là native VLAN.
    Last edited by lamvantu; 04-08-2011, 08:19 PM.
    Lâm Văn Tú
    Email :
    cntt08520610@gmail.com
    Viet Professionals Co. Ltd. (VnPro)
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel: (08) 35124257 (5 lines)
    Fax (08) 35124314
    Tập tành bước đi....


Working...
X