• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Chuyên đề về thiết kế xây dựng hạ tầng mạng chuyển mạch

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyên đề về thiết kế xây dựng hạ tầng mạng chuyển mạch


    CHUYÊN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG HẠ TẦNG MẠNG CHUYỂN MẠCH

    1. Giới thiệu tổng quan
    Hiện nay, hầu hết các ứng dụng mới đều yêu cầu rất nhiều tài nguyên của hệ thống và băng thông mạng, cũng như các yêu cầu về điều khiển, giám sát mạng. Để một doanh nghiệp vừa và nhỏ, với một số vốn đầu tư ban đầu hạn chế, có thể tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, bắt kịp sự phát triển của thế giới thì cần các giải pháp mang tính đột phá.
    Hệ thống mạng mới phải đạt được các yếu tố:

    • Chi phí đầu tư hợp lý bao gồm các thiết bị trong hệ thống, có thể tái sử dụng các thiết bị đã có đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng của các thiết bị trong mộtthời gian dài, tối ưu hóa chi phí đầu tư ban đầu.
    • Hệ thống phải đạt được các tiêu chuẩn mở, khả năng nâng cấp hệ thống dễ dàng theo sự phát triển của công ty và khả năng bảo toàn vốn.
    • Hệ thống sử dụng phù hợp với các quy chuẩn quốc tế tránh sử dụng những công nghệ mang tính cục bộ.
    • Hệ thống sử dụng những công nghệ phổ biến có nhiều công ty hổ trợ kỹ thuật tránh phụ thuộc vào sự hổ trợ của một công ty duy nhất.
    • Hệ thống phải có tính linh hoạt và tính sẵn sàng cao, sử dụng vật tư thiết bị của các nhà sản xuất có uy tín và có đối tác tại thị trường Việt Nam.
    • Đáp ứng được nhu cầu phục vụ người dùng, đối tác và khách hàng khác nhau.

    2. Phân tích thiết kế hệ thống mạng Cisco
    Trong suốt 50 năm qua, công việc kinh doanh doanh tiến một bước dài về năng suất và có lợi thế trong việc cạnh tranh thông qua việc sử dụng truyền thông và công
    nghệ thông tin. Mạng Campus phát triển trong 20 năm qua đã trở thành chìa khóa trong lĩnh vực tin học và cơ sở hạ tầng thông tin. Mối tương quan về sự phát triển của doanh nghiệp và truyền thông ngày càng đi lên, và môi trường mạng cũng đang trải qua một giai đoạn khác của sự phát triển. Sự phức tạp của mạng lưới kinh doanh ngày càng tăng, vì vậy đòi hỏi phải tạo ra môi trường mà trong đó phải hoàn thiện hơn mô hình cũ bao gồm các tính năng và dịch vụ để tạo thành mạng Campus ngày nay.
    2.1. Kiến trúc mạng Cisco Enterprise
    2.1.1. SONA
    2.1.1.1. Định nghĩa

    Kiến trúc mạng định hướng dịch vụ (SONA-Service Oriented Network Architecture) của Cisco đã đưa ra nền tảng định hướng cho các doanh nghiệp nhằm phát triển một hệ thống mạng thông tin thông minh(IIN – Intelligent Information Network), cho phép tối ưu hóa các ứng dụng, các nguồn lực và các quy trình kinh doanh.
    Kiến trúc mạng định hướng dịch vụ của Cisco dựa trên một nguyên tắc cơ bản đó là việc đầu tư một cách đúng đắn vào hệ thống mạng, một hệ thống mạng có thể tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự vững vàng ổn định trong kinh doanh, giảm thiểu chi phí và cải thiện mối liên kết, hiệu chỉnh giữa hệ thống công nghệ thông tin với mức độ ưu
    tiên của công việc kinh doanh.

    2.1.1.2. Ứng dụng SONA vào thiết kế
    Trong SONA, các ứng dụng ở tầng Application được tích hợp trong hạ tầng mạng và được đưa vào phần cứng chạy trực tiếp trên cơ sở hạ tầng mạng. Các ứng dụng được đẩy xuống hạ tầng tạo thành tầng dịch vụ nằm trên hệ thống mạng, phục vụ trực tiếp cho các ứng dụng mới trên tầng Application như chặn thư rác, CSDL, thư di động, nhận dạng bằng tần số vô tuyến…Những ứng dụng này được chia thành ứng dụng nghiệp vụ chuyên nghành và ứng dụng làm việc tương tác.

    Có rất nhiều ứng dụng được đưa xuống tầng dịch vụ ví dụ: dịch vụ bảo mật, dịch vụ về hệ thống mạng di động, lưu trữ, truyền thông hợp nhất, xác thực, tính toán tốc độ cao…Cơ sở hạ tầng mạng do đó thông minh hơn vì không đơn thuần chỉ lưu chuyển thông tin mà còn cung cấp rất nhiều dịch vụ. Khi các ứng dụng mới trên tầng Application cần thì chỉ việc gọi các dịch vụ này
    Thông thường, triển khai giải pháp, dịch vụ mới cần có ứng dụng kèm theo. Với SONA, các ứng dụng nền đã được tích hợp trong hệ thống mạng nên không phải mất công triển khai nữa. Nói cách khác là doanh nghiệp khi cần phát triển dịch vụ nào đó thì hạ tần cho dịch vụ đã được phát triển tương ứng.
    2.1.1.3. Mô hình kiến trúc SONA
    SONA gồm có 3 lớp:
    Lớp cơ sở hạ tầng mạng:
    Lớp này chứa các thành phần chuyển mạch, định tuyến và các yếu tố để nâng cao hiệu suất bao gồm khả năng bảo mật và độ tin cậy. Lớp này có nhiệm vụ liên kết các khối chức năng theo kiến trúc phân tầng có trật tự. Bao gồm nền tảng thiết kế mạng (foudational network designs) và các dịch vụ liên quan (related essential services) mà từ đó tạo nên các khối cấu trúc trong cơ sở hạ tầng mạng.
    Mục đích của tầng này là cung cấp những công nghệ cho việc thiết kế các module mạng hoặc xây dựng theo từng khối cấu trúc để có thể để có thể chuyển giao nhau linh động, bảo mật, chất lượng vận hành, có khả năng mở rộng và có khả năng chịu đựng rủi ro.


    Lớp dịch vụ tương tác:
    Lớp này hổ trợ các ứng dụng thiết yếu và các lớp cơ sở hạ tầng mạng.Tiêu chuẩn hóa mạng lưới cơ sở và ảo hóa được sử dụng để cho phép bảo mật các dịch vụ thoại với quy mô tốt hơn. Một kiến trúc mạng chuẩn có thể được nhân đôi và tiếp tục sao chép vào quy mô mạng lưới. Bao gồm 2 phần: Transparent Service (dịch vụ trong suốt) và Exposed service (dịch vụ gia tăng)
    Transparent services: có thể được dùng trong việc tăng tốc và cải tiến những phương thức của các ứng dụng chạy trên mạng. Và đây cũng là đặc điểm của loại dịch vụ này. Transparent services hoạt động trên một phương thức là trong suốt (transparent) với cấp ứng dụng và dịch vụ. Một số loại transparent services: Dynamic routing, Switching and VLANs, Server load balancing, MPLS và MPLS VPNs, Network Firewalls, Intrusion Detection System (IDS) và Intrusion Prevention
    System (IPS), Wide Area Application Services (WAAS), XML Firewall, …
    Exposed services: đươc thiết kế cho viêc tương tác với mức ứng dụng hệ thống bằng việc cung cấp các giao diện có thể truy nhập dưới dạng các API và các giao thức chung. Exposed service có thể cho phép các kỹ sư mạng và các người phát triển hệ thống phần mềm trong doanh nghiệp được phân chia vào trong các thông tin, trạng thái hoạt động và tình trạng của mạng cho các dịch vụ và các data chưa sẵn sàng hoạt động. Những dịch vụ này có thể trả về thông tin hay dc khởi động và thực thi trong hệ thống mạng này. Ngoài ra, còn có thể truy cập thẳng tới hệ thống bên ngoài thông qua các public interface. Một số dịch vụ sử dụng exposed services: Wireless/mobility location services, Intergrated services router IVR scripting …
    Mục đích lớp này là đưa ra những nguyên tắc để có thể triển khai các ứng dụng. Bên cạnh đó còn có thể tăng tốc và cải tiến các ứng dụng đó.

    Lớp ứng dụng:
    Lớp này cho phép các ứng dung của hệ thống được thực thi; kết nối 2 mô hình vật lý và mô hình logic để tạo nên một cơ sở hạ tầng mạng. Những ứng dụng này hoạt động như là một “khách hàng” của các dịch vụ mạng (gồm transparent và exposed). Một vài lớp ứng dụng của hệ thống mà ngày nay sử dụng: Unified Communications Directory Access (with AXL/XML/SOAP); Unified Communication Click – to – Dial; IP Phone Web Services (using XML/HTTP).

    Last edited by lamvantu; 30-06-2011, 10:04 AM.
    Lâm Văn Tú
    Email :
    cntt08520610@gmail.com
    Viet Professionals Co. Ltd. (VnPro)
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel: (08) 35124257 (5 lines)
    Fax (08) 35124314
    Tập tành bước đi....



  • #2
    Cảm ơn bạn nhiều nhé

    Cảm ơn bạn nhiều,mình học bách khoa năm cuối,giờ đang làm đồ án tốt nghiệp,mình muốn tìm một đề tài về mảng networking làm đồ án,nhưng chưa biết làm về mảng nào,bạn có hướng nào không gợi ý cho mình với.

    Comment

    Working...
    X