• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Có một số câu hỏi về IP address, Mong được cùng bàn luận.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Có một số câu hỏi về IP address, Mong được cùng bàn luận.

    Chào các bạn,
    Tôi có một số câu hỏi như sau:
    1. Tại sao người ta lại chia địa chỉ IPv4 thành địa chỉ public và địa chỉ private? Nếu không chia như thế thì chuyện gì xãy ra?
    2. Tại sao lại chia địa chỉ IPv4 thành 2 phần: NetID và HostID? Nếu k như thế thì sao?

    Mong được bàn luận.
    Thanks.
    Best Regard,
    Tran Thanh Phu.

    IT Instruction
    Cisco ID#: CSCO11935552
    Cisco Academy Connection ID : 7616226
    CCNA, CCAI

    HandPhone: (84)983 12.13.10
    My website: http://phutran.tk
    Information Technology College
    Add: 12 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú - Tp.HCM
    Tel: (84 8) 8605003 - (84 8) 8605004
    Fax:
    (84 8) 9733537




  • #2
    Originally posted by phutran View Post

    1. Tại sao người ta lại chia địa chỉ IPv4 thành địa chỉ public và địa chỉ private? Nếu không chia như thế thì chuyện gì xãy ra?

    Thanks.
    Dùng tiết kiệm dãy địa chỉ IP Public, do 2^32 địa chỉ thì không thể nào đủ dùng cho tất cả thiết bị cần IP trên thế giới.

    Originally posted by phutran View Post
    2. Tại sao lại chia địa chỉ IPv4 thành 2 phần: NetID và HostID? Nếu k như thế thì sao?

    Thanks.
    Phần net giống như con đường, phần host giống như địa chỉ nhà.

    Trong con đường Ung Văn Khiêm thì có rất nhiều nhà.

    Có con đường thì việc tìm số nhà sẽ nhanh và lẹ hơn rất là nhiều so với việc nếu không có còn đường mà số nhà đi từ 1-> 1 triệu là tìm mỏi chân luôn.
    Phạm Minh Tuấn

    Email : phamminhtuan@vnpro.org
    Yahoo : phamminhtuan_vnpro
    -----------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Tâm Tin Học VnPro
149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
Tel : (08) 35124257 (5 lines)
Fax: (08) 35124314

Home page: http://www.vnpro.vn
Support Forum: http://www.vnpro.org
- Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
- Phát hành sách chuyên môn
- Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
- Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

Network channel: http://www.dancisco.com
Blog: http://www.vnpro.org/blog

Comment


  • #3
    Mình xin có ý kiến đóng góp với mọi người về chủ đề này và đưa thêm một số vấn đề mở để cùng trao đổi nhé

    Câu 1:

    - Dân số thế giới hiện nay là trên 6 tỉ người.
    - IPv4 có 32 bit nhi phân do đó theo lý thuyết ta có 2^32 = 4.294.967.296 (trên 4 tỉ địa chỉ).

    Dân số thế giới lớn hơn số lượng địa chỉ IPv4 nên không thể đủ số lượng IPv4 để gán cho các máy tính trên toàn cầu. Do vậy cần có địa chỉ IP Public và IP Private để: Tiết kiệm địa chỉ IPv4. Phân loại IPv4 để quản lý và áp dụng các kỹ thuật, công nghệ vào môi trường INTERNET.

    Cụ thể hơn, đối với các máy không tham gia vào internet thì sẽ sử dụng IP Private ( Có 3 dải IP Private là 10.0.0.0/8, 172.16.0.0/12 và 192.168.0.0/16). Thường thường các máy không tham gia internet là các máy thuộc các mạng LAN tại Gia đình, Doanh nghiệp ....

    Các máy tham gia vào internet thường là các máy chủ, chúng được gán IP Public. Vì thế các IP Public này mới tham gia được vào quá trình định tuyến. Còn IP Private thì không có ý nghĩa đối với định tuyến.

    Đến đây nhiều người sẽ có thắc mắc là tại sao các IP Private không định tuyến được và không có ý nghĩa đối với môi trường internet được nhưng các máy trong mạng LAN của tôi vẫn truy cập được internet. Hoặc là tại sao máy tôi ở HN có IP là 192.168.1.10/24 và bạn tôi ở HCM cũng có IP như tôi nhưng chúng tôi vấn truyền thông được với nhau, sao lại không bị trùng lặp địa chỉ nhỉ.... ! Xin thưa rằng các router và thiết bị định tuyến đã làm giúp bạn điều này, đó chính là kỹ thuật NAT (Network Address Translation). Ký thuật NAT cho phép chuyển đổi từ IP private sang IP Public và ngược lại. Chi tiết về NAT xin được bàn bạc ở 1 chủ đề khác.


    2. Tại sao lại chia thành NET ID và HOST ID. Mục đích là Chia để trị

    IPv4 có mấy đặc điểm sau:
    +) Truyền thông không hướng kết nối (Connectionless)
    +) Nỗ lực tối đa(Best-effort)
    +) Độc lập với môi trường truyền dẫn (Media Independent)

    Việc phân chia thành NETID và HOSTID giúp quá trình tìm kiếm IP đích diễn ra nhanh hơn, phù hợp với đặc điểm Best-effort nêu trên. Nếu như bạn cần truyền thông với 1 IP đích nào đó trên inernet mà không có cách thức tìm kiếm hoặc giới hạn phạm vi tìm kiếm thì quả thật là gian nan. Lúc đó phải đối chiếu IP đích trong gói tin với các thiết bị còn lại trên inter net ...OMG... !!!

    Việc phân chia này giống với các ví dụ trong thực tế như: gửi thư - Địa chỉ càng cụ thể thì việc chuyển thư diễn ra chính xác và đỡ mất công tìm kiếm. Hoặc giống như gọi điện thoại sang tỉnh khác - phải có mã tĩnh, mã huyện ... thì tổng đài làm việc mới nhanh và chính xác. Đảm bảo thông tin đến đích 1 cách nhanh và chính xác nhât.

    Như trên giới thiệu ta biết địa chỉ IPv4 có phần NETID và phần host IP. Và đọc kỹ hơn về IPv4 thì ta sẽ biết rằng 1 địa chỉ IPv4 phải kết hợp với Subnetmask thì địa chỉ đó mới có ý nghĩa. Bởi vì khi ta thực hiện phép AND giữa địa chỉ IP và SubnetMask ta sẽ xác định ra địa chỉ mạng (NETID) chứa địa chỉ IP nói trên. Đối với router thực hiện định tuyến có 3 thông tin quan trọng sau cần phải có.

    +) Destination network
    +) Next-hop
    +) Metric

    Do vậy khi router nhận được gói tin thì nó sẽ kiểm tra xem IP đích trong gói tin mà nó nhận được có nằm trong mạng của nó hay không. Việc kiểm tra này là dựa vào phép AND và đối chiếu với bảng định tuyến của nó. Nếu nằm trong thì nó sẽ tiếp nhận gói tin và chuyển lên các lớp trên xử lý. Nếu gói tin không cùng mạng với nó thì nó sẽ đẩy qua netxt-hop. Đẩy qua next-hop nào thì còn phụ thuộc vào metric.

    Như vậy là trước khi tìm đến phần HOSTID thì các thiết bị mạng tìm kiếm phần NETID trước. Như vậy đã làm giảm thời gian tìm kiếm đi rất nhiều, tránh sự tiêu tốn tài nguyên của mạng một cách lãng phí.

    Các kỹ thuật và vấn đề chi tiết hơn xin mọi người đóng góp và thảo luận thêm.
    tu0ng_c0ng

    Comment

    • Working...
      X