• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giải pháp QoS cho MPLS/VPN

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    RE: Giải pháp QoS cho MPLS/VPN

    Hi all,
    Cac ban co the tham khao thong tin san pham moi cua packeteer tai http://www.packeteer.com/prod-sol/products/1200.cfm. 4 trong 1 :lol:

    Comment


    • #17
      Re: RE: Giải pháp QoS cho MPLS/VPN

      Originally posted by vnpro_fan

      a. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn KimLong
      b. bạn hhnts nên về đọc tiếp các tài liệu về QoS và MPLS, bạn nên đọc các giáo trình không phải của Cisco để cho kô phải "Cisco hóa" kiến thức, sau đó quay lại các giáo trình Cisco thử xem có gì khác không? khi bạn đọc tài liệu rồi bạn sẽ thấy những gì mà tui, 1''hpksy, kimlong nói là có lý của nó.
      c. nếu anh hhnts ở Hà Nội thì chúng ta có thể gặp nhau để trao đổi thêm được
      Các ý kiến của tui chỉ mang tính đóng góp
      THÂN
      Chả biết chú vnpro_fan này tài cao học rộng đến đâu không biết mà dám lên mặt dạy đời, kêu người ta học này học nọ. Chú mới nên đọc nhiều kiến thức khác đi, Cisco chỉ là 1 hãng trong công nghệ mạng. Trong mạng core thì Cisco làm sao so sánh với Juniper, Nortel... được. Cho nên chú đừng có chê bai người khác và kêu người ta đọc này đọc nọ .
      Mr HHNTS là Giám đốc kỹ thuật của công ty Nam Trường Sơn. Nếu chú cũng không biết NTS là công ty nào thì chú chả biết gì về thị trường mạng viễn thông của VN cả. Chú cũng chả có tư cách gì để nói người ta đọc này đọc nọ cả. Ngu dốt mà cứ tưởng mình hay.

      Comment


      • #18
        RE: Giải pháp QoS cho MPLS/VPN

        Theo giải pháp của hhnts đã nêu:
        Khách hàng VPN------PE-Router---QoS device(non-cisco)---P-Router----QoS device-----PE-Router-----Khách hàng VPN

        Việc đặt QoS device trong MPLS domain như vậy dẫn đến 1 lọat các vấn đề phức tạp sau:

        1. Thiết bị QoS này phải có khả năng chạy LDP hay TDP protocol nhằm trao đổi labels với các MPLS routers khác như PE và P
        2. Trong MPLS domain, giải pháp QoS duy nhất là dựa vào EXP bit có trong MPLS header (MPLS device không có khả năng đọc IP header), nên thiết bị QoS này cũng phải dựa vào EXP bit này để triển khai QoS

        Do đó, điểm triển khai QoS nên là các PE routers vì đó là nơi mà các khách hàng nối vào hệ thống MPLS.

        Comment


        • #19
          RE: Giải pháp QoS cho MPLS/VPN

          Theo tôi biết nếu đặt thiết bị QoS tại từng điểm thì việc xử lý và thực hiện chính sách QoS sẽ chỉ thực hiện tại điểm đó (đối với traffic in và out). Tuy nhiên câu hỏi ở đây là phải xử lý QoS trên toàn tuyến (end-to-end) và giữa 2 điểm bất kỳ trong MPLS domain, thì việc sử dụng thiết bị QoS sẽ bất cập bởi phải deploy rất nhiều thiết bị (tại mỗi Hop). Mà trong MPLS của SP thì có thể có rất nhiều Router (nhiều khi hàng trăm Router) thì việc sử dụng nhiều thiết bị QoS khó thực hiện được.

          Giải pháp MPLS của Juniper (tốt nhất bây giờ) và ngay cả Cisco thường dùng kỹ thuật MPLS Traffic Engineering kết hợp với giao thức RSVP để đảm bảo QoS giữa 2 điểm bất kỳ trong MPLS domain được thực hiện hiệu quả. Các Router P và PE phải chạy được LDP thì mới sử dụng kỹ thuật này được.
          CISSP

          Comment


          • #20
            RE: Giải pháp QoS cho MPLS/VPN

            Sản phẩm QoS Packeteer thực hiện rất tốt chức năng kiểm soát traffic in-out tại một điểm, bản thân tôi đã cấu hình thử và thấy chạy ngon, nhất là trong trường hợp đặt chính sách QoS cho việc sử dụng Internet của một công ty. Tuy nhiên QoS của MPLS là một vấn đề khác mà Packeteer không giải quyết được. Các bạn có thể tham khảo mô hình xây dựng MPLS của các ISP lớn trên thế giới để biết họ làm thế nào. Nói chung cũng khá phức tạp.
            CISSP

            Comment


            • #21
              Hi hhnts

              Bạn nói attach mô hình mạng Core của VDC để mọi người tham khảo mà có thấy đâu. Bạn hãy attach lên cho mọi người tham khảo.

              Comment


              • #22
                Originally posted by hhnts
                Hi bà con,

                Hiện nay VDC đã triển khai MPLS trên mạng Core của họ và cũng sắp sửa tung ra dịch vụ VPN-MPLS based cho khách hàng. Một nhu cầu phát sinh là cần phải trang bị một hệ thống QoS chuyên dụng để kiểm soát traffic VPN cho từng khách hàng. Mình có một số thắc mắc về vấn đề này muốn trao đổi với các chuyên gia

                1. Làm sao một hệ thống QoS có thể phân biệt được các gói tin VPN/MPLS base và những gói tin MPLS bình thường (không phải VPN)

                2. Làm sao có thể phân biệt được các traffic VPN của các khách hàng khác nhau khi đi ngang qua hệ thống QoS để từ đó apply vào những cơ chế kiểm soát băng thông hợp lý?

                3. Khi triển khai VPN trên mạng MPLS thì Router tại khách hàng có cần cấu hình gì đặc biệt chăng hay cũng bình thường như các khách hàng non-MPLS?

                4. Khi một gói tin đi ngang qua Core Router trên mạng MPLS thì một label sẽ được gắn thêm vào gói tin đó rồi forward đến router kế tiếp. Vậy cơ chế gán cái Label này như thế nào? do các Core Router tự quyết định hay mình có thể can thiệp?

                Mình attach mô hình mạng Core VDC cho các bác tham khảo nhé
                Đối với sản phẩm của Cisco, mình chỉ là newbie nên không rành nó có những chức năng gì. Tuy nhiên, mình đã làm việc với sản phẩm SER5500 của Nortel và thấy đây là một Edge router thực sự mạnh. Theo mình biết, trong MPLS VPN, mỗi packet thuộc VPN sẽ được gán cho ít nhất 2 label trước khi forward lên core network (Một số trường hợp có thể có nhiều label hơn như : Carrier's carrier VPN). Đối với trường hợp 2 label, 1 inner label để phân biệt các VPN và 1 outer label của MPLS protocol (LDP).

                Trong SER5500 này, có một cái service để phân loại traffic từ customer site lên ISP được gọi là DiffServe. Nhiệm vụ của nó để chuyển các loại traffic (FTP, HTTP...) thành ToS field trong IP header (việc này tất nhiên được thực hiện tại PE).

                Ngoài ra, còn có một service khác để chuyển từ trường ToS sang EXP bit của MPLS header.

                Không biết bấy nhiêu đây có thể đáp ứng được câu hỏi của bạn hay không ? Mình nghĩ nếu sản phẩm của Nortel có hỗ trợ những chức năng này thì chắc Cisco củng có thôi (not sure)

                Ngoài ra, mình được biết từ một số tài liệu, QoS cho MPLS có thể được thực hiện bằng cách chia label thành các range. => Phần này thì không rõ lắm, mình cũng thực sự đang muốn tìm hiểu thêm.

                Cơ chế gắn label :
                Đối với inner label (VPN label) thì dựa vào quá trình trao đổi label diễn ra giữa các MP-BGP peer (Multi protocol BGP). Sau khi trao đổi label thành công, mỗi PE sẽ có các label mapping cho tất cả các VPN đã configure.
                Đối với outer label (MPLS label) tùy thuộc vào MPLS protocol sử dụng (static label, LDP, TE...). Do đó label mapping tại các Core router có thể được quyết định bởi nhà quản trị (static label) hoặc do protocol tự trao đổi giữa các router.

                Mình xin đưa ra một mô hình đơn giản về MPLS VPN như sau :
                |--IGP (OSPF, RIP...)-|
                |------ MP-BGP------|
                |------MPLS---------|
                CE1---PE1---------------PE2----CE2

                Lỡ mình nói có gì sai xin các bạn góp thêm ý kiến. Đây chỉ là hiểu biết bây giờ của mình thôi, kiến thức cần phải update hàng ngày :D

                Comment


                • #23
                  Hiện tôi đang có bản mô phỏng OPNET Modeler, hỗ chợ rất tốt cho MPLS
                  - MPLS TE
                  - MPLS VPN
                  -MPLS QoS

                  Nếu bạn cần, chúng tôi sẽ phục vụ cài đặt tận tình
                  Giá cả:
                  30 USD cho 1 PC
                  100 USD cho 5PC
                  150 USD cho > 10 PC

                  chạy thử miễn phí !!!!!
                  phục vụ tận tình
                  địa bàn hà nội

                  xim tham khảo tại www.opnet.com
                  lien he luongvietthang101010@yahoo.com

                  Comment


                  • #24
                    Hiện tôi đang có bản mô phỏng OPNET Modeler, hỗ chợ rất tốt cho MPLS
                    - MPLS TE
                    - MPLS VPN
                    -MPLS QoS

                    Nếu bạn cần, chúng tôi sẽ phục vụ cài đặt tận tình
                    Giá cả:
                    30 USD cho 1 PC
                    100 USD cho 5PC
                    150 USD cho > 10 PC

                    chạy thử miễn phí !!!!!
                    phục vụ tận tình
                    địa bàn HN

                    xim tham khảo tại www.opnet.com
                    lien he luongvietthang101010@yahoo.com

                    Comment


                    • #25
                      Originally posted by hhnts View Post
                      Hi bà con,

                      Hiện nay VDC đã triển khai MPLS trên mạng Core của họ và cũng sắp sửa tung ra dịch vụ VPN-MPLS based cho khách hàng. Một nhu cầu phát sinh là cần phải trang bị một hệ thống QoS chuyên dụng để kiểm soát traffic VPN cho từng khách hàng. Mình có một số thắc mắc về vấn đề này muốn trao đổi với các chuyên gia

                      1. Làm sao một hệ thống QoS có thể phân biệt được các gói tin VPN/MPLS base và những gói tin MPLS bình thường (không phải VPN)

                      2. Làm sao có thể phân biệt được các traffic VPN của các khách hàng khác nhau khi đi ngang qua hệ thống QoS để từ đó apply vào những cơ chế kiểm soát băng thông hợp lý?

                      3. Khi triển khai VPN trên mạng MPLS thì Router tại khách hàng có cần cấu hình gì đặc biệt chăng hay cũng bình thường như các khách hàng non-MPLS?

                      4. Khi một gói tin đi ngang qua Core Router trên mạng MPLS thì một label sẽ được gắn thêm vào gói tin đó rồi forward đến router kế tiếp. Vậy cơ chế gán cái Label này như thế nào? do các Core Router tự quyết định hay mình có thể can thiệp?

                      Mình attach mô hình mạng Core VDC cho các bác tham khảo nhé
                      các câu hỏi của bạn thì liên quan nhiều đến MPLS VPN hơn là QoS MPLS VPN. nói đến QoS MPLS VPN thì bạn tìm hiểu 2 mô hình cơ bản là pipe & uniform, nói đến việc giá trị IP Pre/DSCP của khách hàng thay đổi và ảnh hưởng như thế nào trong mạng nhà cung cấp dịch vụ. Các phương pháp QoS thông thường từ trước thì vẫn được áp dụng cho QoS MPLS VPN
                      Best luck!

                      Comment


                      • #26
                        Originally posted by ISR3800 View Post
                        Chả biết chú vnpro_fan này tài cao học rộng đến đâu không biết mà dám lên mặt dạy đời, kêu người ta học này học nọ. Chú mới nên đọc nhiều kiến thức khác đi, Cisco chỉ là 1 hãng trong công nghệ mạng. Trong mạng core thì Cisco làm sao so sánh với Juniper, Nortel... được. Cho nên chú đừng có chê bai người khác và kêu người ta đọc này đọc nọ .
                        Mr HHNTS là Giám đốc kỹ thuật của công ty Nam Trường Sơn. Nếu chú cũng không biết NTS là công ty nào thì chú chả biết gì về thị trường mạng viễn thông của VN cả. Chú cũng chả có tư cách gì để nói người ta đọc này đọc nọ cả. Ngu dốt mà cứ tưởng mình hay.
                        Bạn ISR3800 ơi, đọc lại các bài viết của bạn tôi mới thấy bạn là người nên đọc lại và học lại. Tôi có đọc được 1 bài của bạn về vấn đề H.323 và SIP cũng sai. Ai bảo bạn SIP không hỗ trợ Video, VTN của bạn hiện đang cung cấp dịch vụ Video Conference với các thiết bị endpoint VSX7000 hoặc HDX9002 của Polycom đếu có hỗ trợcả SIP và H323 và dịch vụ IP Centrex cũng chạy trên SIP là ntn?
                        Việc so sánh giữa Cisco và Juniper bạn cũng hơi hồ đồ đấy. Chắc bạn cũng chưa nắm được lịch sử ra đời và phát triển của Juniper. Tôi chỉ mách nhỏ bạn 1 ý là Juniper được tách ra từ Cisco
                        Không biết bạn có cổ phàn của NTS không mà bạn phát biểu về NTS mạnh thế. Nói thật với bạn NTS cũng chỉ là em út trong thị trường VT ở VN thôi. NTS làm sao so sánh được với FPT, ISP, EIS, ...

                        Comment


                        • #27
                          Hi bạn đầu bạc, NTS thực sự là 1 cty đáng nể trong thị trường VT Vn đấy, EIS ngày xưa cũng hùng mạnh thật nhưng giờ thì... FPT va ISP chỉ mạnh trong lĩnh vực enterprise.
                          Còn bạn nhắc đến sự ra đời của Ju thì không hiểu bạn có biết người đứng ra thành lập Ju từ Cisco trước đó giữ vị trí nào trong Cisco ko? Xin thưa đó là giám đốc công nghệ của Cisco. Chính vì vậy chủ trương của Ju là luôn đi truớc Cisco về mặt công nghệ tới vai năm trong khi Cisco vẫn còn ngủ quên trong sự độc bá thiên hạ của mình. Sự đi trước trong công nghệ thể hiện rõ nhất o kiến trúc phần cứng mà hiện giờ Cisco đang phải học tập Ju đấy.

                          Comment


                          • #28
                            Bạn Cuong58, không có nghĩa giám đốc công nghệ của Cisco đứng ra thành lập Ju thì Ju hơn Cisco. Nhưng tôi đồng ý với bạn và Ju cũng có 1 số điểm mạnh hơn Cisco nhưng ngược lại Cisco cũng có dòng sản phẩm mạnh hơn.
                            Đỗi với NTS tôi không nghĩ đó là công ty đáng nể trong thị trường VT VN. Thời gian gần đây NTS có trúng thầu đc các gói thầu tương đối của VNPT, Viettel,... hay Bộ tài chính đâu.

                            Comment


                            • #29
                              Làm ơn cho mình hỏi về vấn đề QoS
                              Theo tài liệu nói, khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ của IP là không cao. Do đó, ip ko thích hợp với các dịch vụ thời gian thực, như voice và video.
                              Trong IP sử dụng 3 bit đầu tiên trong trường loại dịch vụ (Service Type - ToS) trong phần mào đầu của gói dữ liệu IP để thực hiện QoS.
                              VẬy cho mình hỏi, tại sao khả năng thực hiện QoS của IP lại ko cao. So với thực hiện QoS trên MPLS thì, thực hiện QoS trên MPLS có điểm nào tốt hơn.

                              Cám ơn các bạn.

                              Comment


                              • #30
                                Chào bạn,

                                Theo mình nghĩ khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ của IP nói không cao là chưa đúng. Vì điển hình voice IP với G711 có thể cung cấp dịch vụ thoại chất lượng là 4.1 so với ĐT thường (mạng PSTN) là 4.0.
                                Mình nghĩ sách nói vậy là do IP có nhiều trường và nằm ở layer 3, MPLS thì nằm ở layer 2.5 đọc các trường trong MPLS nhanh hơn so với đọc trường trong IP. Và đây cũng là ưu điểm chính của MPLS.

                                Comment

                                Working...
                                X