• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giao thức định tuyến OSPF

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Theo mình thì process id cũng có ý nghĩa tương tự như AS number ở IGRP.
    Các bảng định tuyến có cùng process id ở các router khác nhau thì mới trao đổi thông tin với nhau.
    Trong một router cũng có thể dùng nhiều process id , lúc này muốn các process khác nhau trao đổi thông tin định tuyến với nhau thì phải dùnh redistribute.

    Comment


    • #32
      Đụng đâu cũng thấy dùng đến redistribute, mình mới biết láng quáng một chút về nó; ai có kiến thức sâu, rộng về vấn đề này tư vấn dùm một chút.
      Nếu bạn nghiêm túc với bản thân,
      Cuộc đời sẽ dễ dàng hơn với bạn.

      Comment


      • #33
        To ninhhn:
        ***bạn có thể dùng từ khoá để tìm hiểu thêm các trao đổi về redistributed trong diễn đàn.

        *** "Redistribute" , như tên tiếng Anh của nó, dùng để giúp các router chạy các routing protocol khác nhau hoặc các routing protocol giống nhau nhưng "khác vùng" có thể trao đổi và hiểu routing table của nhau. Có 1 số routing protocol khác nhau tự động redistribute như IGRP và EIGRP ( cùng AS ).

        Thân chào !:)
        We get here to share knowledge !!!

        \" Người không sương khói mà sương khói
        Qua lại mơ hồ dáng dấp nhau \"
        +-----------------------------------------------+
        “Xương lành, sẹo liền
        Đau thương rồi sẽ qua
        Vinh quang là mãi mãi”
        +------------------------------------------------+

        Comment


        • #34
          hỏi về OSPF area

          Chào mọi người!
          Ai đó nói nho tui biết OSPF Area, Stub Area, và Not-So-Stubby Area là gì không? Tại sao lại phải chia ra như vậy?
          Cảm ơn nhiều.

          Comment


          • #35
            Theo hajime biết thì:

            OSPF có nhiều area. Lý do: là để chia để trị.Các router trong phần area nào thì chỉ quản lý trong area đó thôi. Area0 là một area đặc biệt, đó là area quản lý , như là backbone cho các area còn lại. Area 0 chắc chắn phải có!!!

            Thân chào!
            We get here to share knowledge !!!

            \" Người không sương khói mà sương khói
            Qua lại mơ hồ dáng dấp nhau \"
            +-----------------------------------------------+
            “Xương lành, sẹo liền
            Đau thương rồi sẽ qua
            Vinh quang là mãi mãi”
            +------------------------------------------------+

            Comment


            • #36
              Phần này trong CCNA nói chung chung quá, giáo trình chỉ dạy Single Area mà các phần khác không hề đả động đến, cái này phải nhờ các CCxx chỉ giáo mất thôi.
              -----------------------------------
              Tính nhẫn nại
              Phải nhẫn nhịn
              Biết nhẫn nhục
              Tránh nhẫn tâm

              Comment


              • #37
                Đối với OSPF inka có những ý kiến như thế này:

                Việc chia thành nhiều area là để tiện việc quản lý đồng thời nó giúp ta giới hạn kích thước của topology database, giả sử nếu ta có duy nhất một vùng với kích thước lớn thì lúc đó ta cũng sẽ có một topology database rất lớn tương ứng khiến cho việc xử lý của router chậm đi.......

                Trong ospf định nghĩa một số vùng cơ bản sau:
                1. Stub Area: đây là vùng sẽ không nhận những routing update từ bên ngoài (Type 5) nhưng vẫn nhận update từ những Area láng giềng (Type 3)

                2. Stotaly stub Area: đây có thể coi là vùng cựu đoan nhất nó không nhật bất cứ routing update nào, và trong bảng routing của nó chỉ có một routing ra ngoai duy nhất là default route. vùng này thích hợp cho những site ở xa có ít network và cần sự giới hạn kết nối ra bên ngoài.

                3. NSSA Stub Area: đây là vùng được sử dụng khi kết nối đên ISP hoặc khi có sự redistribute giữa các routing protocol khác nhau. vùng này sẽ nhận các route từ bên ngoài dưới dạng type 7 và sẽ chuyển đổi type 7 này thành type 5 để quảng bá vào các Area khác tại con NNSA ABR.

                4. Backbone Area: đây chính là vùng Area 0 và nó connect tới tất cả các area khác còn lại, nếu một area nào đó muốn nối tới Area0 nhưng không nối trực tiếp được thì lúc đó ta phải tao virtual link cho Area này.

                để nắm vững ospf phải hiểu các LSA update cho từng loại Area bao gồm từ type 1- 7 và các router như ABR, ASBR, DR, BDR...

                mong được trao đổi thêm với mọi người
                Email: nguyendangtien@vnpro.org

                Vietnamese Professionals (VnPro)
                Tel: +84 8 5124257
                Fax: +84 8 5124314
                Add: 149/1D Ung Văn Khiêm, P25, Q. Bình Thạnh Ho Chi Minh City, Vietnam
                http://chuyenviet.com

                VnPro - The way to get knowledge

                Comment


                • #38
                  RE: Giao thức định tuyến OSPF

                  admin xin được tổng kết một số ý kiến thảo luận rất hay xung quanh chủ đề OSPF. Cần lưu ý là các vấn đề được đề cập chỉ ở mức CCNA.


                  OSPF dùng giải thuật SPF để tính tóan đường đi. Giải thuật này còn được gọi là giải thuật Dijkstra. Các routing protocol nhóm link state không broadcast tòan bộ thông tin về bảng định tuyến giống như RIP/IGRP và thay vào đó, OSPF sẽ dùng một quá trình để khám phá các láng giềng (neighbor). Các láng giềng cũng có thể được định nghĩa tĩnh.

                  Router láng giềng là các router khác, cũng chạy OSPF, có chung subnet với router hiện hành. Khi các router đã thiết lập quan hệ láng giềng với nhau, các router bắt đầu trao đổi các thông tin về đồ hình (topology) của mạng. Giải thuật SPF sẽ chạy trên các database này để tính ra các đường đi tốt nhất.

                  Khi một interface được chỉ định chạy OSPF, các bước sau diễn ra:

                  1. Xác định neighbors

                  a. Bắt đầu ở Down state, router không trao đổi gì với ai.

                  b. Sang Init state, router gửi hello packet để xác định neighbor. OSPF gửi packet Hello lần đầu tiên và chờ nhận một gói Hello packet từ một OSPF router khác, chuẩn bị cho việc thiết lập quan hệ : Two way hay Adjacency. Init state chỉ giúp router tìm các neighbor của nó thôi. Ở giai đọan này, router chưa thiết lập adjacency



                  c. Two-way state, router nhận hello hình thành neighbors. Khi này các Router nhận ra neighbor, nhưng không thể share routing information cho nhau được. ; không có bầu chọn DR/BDR trong state này.

                  2. Hình thành Adjacency

                  a. Vào Extart state: Gửi và nhận DBD (DataBase Description), từ đó chọn ra master/slave. Master được quyền gửi các DBD trước.
                  b. Sang Exchange state: Master gửi DBD cho các slave, slave nhan DBD, so sánh với các thông tin của nó, đồng thời gửi LSAck lại cho master
                  c. Loading state: Nếu một trong hai bên có thông tin đúng hơn, bên kia sẽ gửi yêu cầu LSRequest, bên này trả lại LSUpdate, bên kia nhận và trả lại LSAck. Trạng thái b, c lặp cho đén khi chúng có cùng thông tin
                  d. Full state: Khi này, các router đã có database như nhau, chúng trở thành adjacency của nhau.

                  Chỉ những Router là adjacency của nhau mới share routing information cho nhau

                  - Trong serial link (point to point), các Router OSPF cũng tự bầu chọn DR/BDR, không nhất thiết là trong multiaccess

                  DR, BDR để làm gì?


                  Khái niệm DR, BDR chỉ dùng khi interface của router nối vào broadcast-multiaccess segment. Để trao đổi được thông tin vói nhau, các router OSPF phải là các adjacent của nhau. Giả sử trong segment có N router chạy OSPF và cùng thuộc một area. Nếu không có DR/BDR, các router phải thiết lập quan hệ adjacency với nhau ==> có N*(N-1)/2 mối quan hệ. Và khi N*(N-1)/2 mqhệ này cùng gửi thông tin update thì ảnh hưởng đến performance của mạng là điều không tránh khỏi. Vì thế, DR sẽ đứng ra làm trung gian, nhận và phân phối các LSA từ các router thành viên (cùng segment), sau đó phân phối đến các router còn lại. BDR chỉ là backup cho DR. Thay vì có N*(N-1)/2 quan hệ, bạn chỉ có N-1 quan hệ vì các router chỉ tạo adjacency với DR thôi.

                  Vậy nhưng ở mức neighbor, các router vẫn gửi các hello packet cho nhau (10s một lần)

                  Trong ospf có sử dụng ba ID:

                  * Router ID : Được gửi đi từ các router trong các gói tin hello.Nó có độ dài 32bit.No có giá trị bằng địa chỉ địa chỉ IP lớn nhất được sủ dụng trên router.Nếu trên router có giao diện loopback được cấu hình thì router ID bằng địa chỉ IP của giao diện loopback đó.Trong trường hợp có nhiều giao diện loopback thì nó lấy địa chỉ lớn nhất của giao diện loopback làm router ID.Router ID được sử dụng để phân biệt các router nằm trong cùng một autonmous system.

                  * Process ID : là tham số cấu hình khi ta đánh lệnh router ospf prcess-id.

                  *Area ID: là tham số để group một nhóm các router vào cùng một area.Các router này cùng chia sẻ hiểu biết về các đường học được trong miền OSPF.

                  Việc chia thành nhiều area là để tiện việc quản lý đồng thời nó giúp ta giới hạn kích thước của topology database, giả sử nếu ta có duy nhất một vùng với kích thước lớn thì lúc đó ta cũng sẽ có một topology database rất lớn tương ứng khiến cho việc xử lý của router chậm đi.......

                  Trong ospf định nghĩa một số vùng cơ bản sau:

                  1. Stub Area: đây là vùng sẽ không nhận những routing update từ bên ngoài (Type 5) nhưng vẫn nhận update từ những Area láng giềng (Type 3)

                  2. Stotaly stub Area: đây có thể coi là vùng cựu đoan nhất nó không nhật bất cứ routing update nào, và trong bảng routing của nó chỉ có một routing ra ngoai duy nhất là default route. vùng này thích hợp cho những site ở xa có ít network và cần sự giới hạn kết nối ra bên ngoài.

                  3. NSSA Stub Area: đây là vùng được sử dụng khi kết nối đên ISP hoặc khi có sự redistribute giữa các routing protocol khác nhau. vùng này sẽ nhận các route từ bên ngoài dưới dạng type 7 và sẽ chuyển đổi type 7 này thành type 5 để quảng bá vào các Area khác tại con NNSA ABR.

                  4. Backbone Area: đây chính là vùng Area 0 và nó connect tới tất cả các area khác còn lại, nếu một area nào đó muốn nối tới Area0 nhưng không nối trực tiếp được thì lúc đó ta phải tao virtual link cho Area này.


                  Metric của OSPF là cost.

                  Cost được tính dựa trên công thức 10 exp 8 / BW (đọc là: mười lũy thừa tám chia cho băng thông). Băng thông trong công thức trên là băng thông của interface hoặc băng thông được chỉ ra bởi lệnh bandwidth.

                  Cám ơn các bạn về những thảo luân rất hay.
                  Email : vnpro@vnpro.org
                  ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                Trung Tâm Tin Học VnPro
                149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
                Tel : (08) 35124257 (5 lines)
                Fax: (08) 35124314

                Home page: http://www.vnpro.vn
                Support Forum: http://www.vnpro.org
                - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
                - Phát hành sách chuyên môn
                - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
                - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

                Network channel: http://www.dancisco.com
                Blog: http://www.vnpro.org/blog

                Comment


                • #39
                  Đúng rồi bạn,việc chọn Master/slave không liên quan gì đến việc chọn DR/BDR.Việc chọn DR/BDR là cho một segment.Còn việc chọn Master/slave là cho từng adjaency.Việc chọn Master/slave chủ yếu để đồng bộ giá trị sequence trong LSA thôi.
                  Thanks

                  Comment


                  • #40
                    chỉ có 8 mà thôi
                    vì dã sử dụng DR tgì mọi vấn đề thay đổi thông tin định tuyến ( phụ thuộc vào trạn thái đường dây thay đổi ) sẽ trao đổi tập trung về DR
                    do đó, các quan hệ (tôi có thể gọi là ngang hàng ) giữa các router trong hệ thống sẽ thông qua DR

                    Comment


                    • #41
                      RE: Giao thức định tuyến OSPF

                      Giới thiệu về OSPF :

                      Là giao thức định tuyến nhóm link-state, thường được triển khai trong các hệ thống mạng phức tạp. Giao thức OSPF tự xây dựng những cơ chế riêng cho mình ,tự bảo đảm những quan hệ của chính mình với các router khác. Nó có thể dò tìm nhanh chóng sự thay đổ của topology (cũng như lỗi của các interface ) và tính toán lại những route mới sau chu kỳ hội tụ.
                      Chu kỳ hội tụ của OSPF rất ngắn và cũng tốn rất ít lưu lượng đường truyền.

                      Trong các giao thức link-state ,mỗi router duy trì dữ liệu mô tả trong AS của mình (Vùng tự trị Autonomous System).Những dữ liệu này được coi như là dữ liệu của link-state.Những router tham gia có 1 dữ liệu đồng nhất.Mỗi phần nhỏ của dữ liệu này là 1 đặc điểm riêng biệt của 1 router nội bộ( interface của router,v.v)Router phân phối các route trong vùng AS bằng flood(gởi tràn ngập trên vùng AS).

                      Mỗi router chạy 1 thuật toán giống nhau thật sự,và chạy song song .Từ những dữ liệu của link-state ,mỗi router tự xây dựng 1 con đường ngắn nhất tới các điểm còn lại và xem nó như là 1 nút gốc(root).Thuật toán này cho nó biết được điểm đến ngắn nhất trong vùng AS. Trong một và trường hợp bằng về chi phí đường đi đến 1 điểm ,lưu lượng sẽ phân phối đều giữa chung. OSPF chấp nhận nhóm những thành phần mạng lại thành những nhóm và được gọi là area .Topology của các area này đựoc nằm ẩn trong các thành phần khác nhau của 1 AS.Vấn đề này giảm thiểu lưu lượng định tuyến .

                      OSPF cho phép cấu hình 1 cách mềm dẻo với những mạng con .Nó là giao thức clasless,nên hổ trợ VLSM,và discontigous network(vùng biệt lập )

                      (nguồn http://chuyenviet.com)

                      Comment


                      • #42
                        RE: Giao thức định tuyến OSPF

                        Những khái niệm thường dùng trong OSPF

                        AS(autonomous system):là một nhóm các router trao đổi thông tin qua lại lẫn nhau thông qua giao thức chung

                        Router ID : một số 32 bit để chỉ ra mỗi router chạy OSPF .Số này là số duy nhất nhận diện router trong AS

                        Neighboring router: 2 router có giao diện chung và có chung mạng .Quan hệ láng giềng được thiết lập bằng cách sử dụng OSPF Hello protocol

                        Adjacency : là một mối quan hệ giữa sự chọn lựa láng giềng router cho mục đíoh của sụ trao đổi thông tin định tuyến .Không phài mỗi cặp router láng giềng trở thành adjacency

                        Hello protocol : 1 thành phần của giao thức OSPF là sử dụng để thiết lập và duy trì quan hệ láng giềng .

                        Designated router: mỗi vùng brođadcast và NBMA nơi mà có ít nhất 2 router tham gia vào thì phải có 1 Designated router (DR).Router phát hành LSA cho hệ thống mạng này và sẽ có những trả lời khác trong khi chạy giao thức.Designated router sẽ được bầu bởi giao thức Hello.DR cho phép giảm thiểu số lânf thiết lập quan hệ đòi hỏi trong vùng broadcast và NBMA.Một ưu thế nữa là nó làm giảm thiểu kích thước của dữ liệu.

                        Các loại vùng trong OSPF :Normal area ,stub area ,totally stubby Area ,Not-so-stubby Area

                        Các loại gói tin OSPF :
                        OSPF có 5 loại gói tin:

                        - Gói tin Hello để trao đổ thông tin giữa các neighbor với nhau
                        - Database description: gói tin này dùng để chọn lựa router nào sẽ được quyền trao đổi thông tin với nhau
                        - Link state request : gói tin này dùng để chỉ định LSA dùng trong tiến trình trao đổi các gói tin DBD
                        - Link state Update: gói tin này dùng để gửi các gói LSA đến neighbor khi neighbor gởi thông điệp request
                        - Link state Acknowledge : gói tin này dùng để báo hiệu đã nhận gói tin Update

                        (nguồn http://chuyenviet.com)

                        Comment


                        • #43
                          RE: Giao thức định tuyến OSPF

                          Cấu hình OSPF cơ bản:(single area) <---cho cấp độ CCNA

                          Cho phép OSPF trên router sử dụng lệnh sau:

                          #Router ospf process-id.
                          - Số process-id là số mang tính nội bộ.Nó sử dụng cho việc nhận diện các process của router. Số process-ID có gía trị từ 1->65,535

                          Xác định mạng IP sẽ quảng bá :
                          #Network address wildcard-mask area area-id .

                          Cho mỗi mạng phải chỉ ra vùng mà nó thuộc về. OSPF sử dụng wildcard mask ,nó là cần thiết bởi vì OSPF hổ trợ VLSM.Nếu như trong single area thì các router phải có chung số area –id

                          Comment


                          • #44
                            Neighboring router: 2 router có giao diện chung và có chung mạng .Quan hệ láng giềng được thiết lập bằng cách sử dụng OSPF Hello protocol

                            Adjacency : là một mối quan hệ giữa sự chọn lựa láng giềng router cho mục đíoh của sụ trao đổi thông tin định tuyến .Không phài mỗi cặp router láng giềng trở thành adjacency
                            vậy mối quan hệ adjacency chỉ giữa các router và DR,BDR giữa BDR và DR thôi đúng không :106:
                            :54:cứ gõ rồi cửa sẽ mở :54:

                            Comment


                            • #45
                              Làm ơn cho hỏi, thuật toán SPF tìm đường đi ngắn nhất hoạt động như thế nào, nó tính toán cụ thể làm sao để biết đc 1 đường đi đến 1 mạng đích xác định là đường đi ngắn nhất. Ai có mô hình hoạt động của thuật toán SPF thì post lên cho mình nghiên cứu chút nha. Thank

                              Comment

                              • Working...
                                X