• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

configure etherchannel ?????????

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • configure etherchannel ?????????

    Anh em nào có tài liệu hướng dẩn config etherchannel share cho tui với!
    Thank !!!!!!!!!!!!!

  • #2
    Re: Tài liệu về EtherChannel

    Bạn có thể tham khảo tài liệu trong file đính kèm.
    Attached Files

    Comment


    • #3
      Bà con ơi ! SWitch layer2 có hổ trợ EtherChannel ko vậy ? Làm sao gôm 2 đường lại khi dùng SW2 đây ?:(

      Comment


      • #4
        Fast EtherChannel


        Công nghệ EtherChannel của Cisco cho phép kết hợp các kết nối Etheret thành một bó (bundle) để tăng băng thông. Mỗi bundle có thể bao gồm từ hai đến tám kết nối Fast Ethernet hay Gigabit Ethernet, tạo thành một kết nối luận lý gọi là FastEtherChannel hay Gigabit EtherChannel. Kết nối này cung cấp một băng thông lên đến 1600Mbps hoặc 16 Gbps.

        Công nghệ này được xem là một cách đơn giản để nâng cấp kết nối giữa các switch mà không cần phải mua phần cứng mới. Ví dụ, một kết nối Fast Ethernet (có throughput là 200Mbps) có thể mở rộng lên đến 8 kết nối FE (1600Mbps) để trở thành một kết nối FastEtherChannel. Nếu lưu lượng lưu lượng tăng quá mức này, quá trình nâng cấp có thể lại bắt đầu với một kết nối Gigabit Ethernet. Sau đó, ta có thể lại tiếp tục mở rộng kết nối này lên thành GigabitEtherChannel. Quá trình này có thể được lập lại với việc tiếp tục chuyển sang kết nối 10Gbps. Bình thường, việc có nhiều kết nối giữa các switch tạo ra khả năng bị bridging loops. EtherChannel sẽ tránh tình huống này bằng cách xem cả một bundle như là một kết nối đơn duy nhất, hoặc là access, hoặc là trunk.

        Mặc dù EtherChannel link được xem như một kết nối đơn duy nhất, kết nối này không nhất thiết phải có băng thông bằng với tổng của các kết nối thành phần. Ví dụ, giả sử một FEC được tạo ra từ 4 kết nối full-duplex, 100-Mbps. Mặc dù kết nốI FEC này có thể mang một throughput lên đến 800Mbps ( nếu mỗi kết nối là 100% load), FEC sẽ không hoạt động ở tốc độ này. Thay vào đó, lưu lượng sẽ được phân phối trên các kết nối riêng lẽ bên trong EtherChannel. Các kết nối này hoạt động ở tốc độ của nó (200Mbps) nhưng chỉ truyền những frame được gán bởi thuật toán FEC. Nếu một link bên trong một bundle là ưu tiên hơn do kết quả của thuật toán phân phối tải, kết nối thành viên này sẽ không mang lưu lượng theo một tỉ lệ tương ứng. Nói cách khác, tải không phải luôn luôn phân phối đều giữa các kết nối thành phần.

        FEC còn cung cấp đặc tính dự phòng với vài kết nối vật lý. Nếu một trong những kết nối vật lý bị hỏng, lưu lượng trên link đó sẽ được tự động chuyển sang kết nối kế cận. Quá trình chuyển đổi xảy ra trong vài mili giây. Khi có nhiều kết nối tiếp tục hỏng, các lưu lượng sẽ tiếp tục chuyển sang các kết nối láng giềng khác. Khi có một kết nối thành viên được khôi phục lại, tải sẽ tự động phân phối trên các kết nối đang active. Ta có thể quan sát tiến trình này bằng cách quan sát đèn LED trên switch hoặc dùng các phần mềm như PRTG, MRTG.

        Kết hợp cổng bên trong EtherChannel


        EtherChannel có thể bao gồm tối đa tám kết nối vật lý của cùng kiểu phần cứng và cùng tốc độ. Một vài ràng buộc phải được đáp ứng sao cho chỉ có những kết nối tương tự là được kết hợp. Thông thường, tất cả các cổng phải thuộc về cùng một vlan. Nếu được dùng như một kết nối trunk, tất cả các cổng phải ở trong trunking, có cùng native vlan và truyền cùng một tập hợp của vlan. Mỗi cổng phải có cùng tốc độ, duplex và có cùng cấu hình spanning tree.

        Phân phối lưu lượng bên trong EtherChannel


        Các lưu lượng bên trong EtherChannel có thể được phân phối trên các kết nối riêng lẽ theo một cách thức xác định. Tuy nhiên, tải không nhất thiết phải được cân bằng trên tất cả các kết nối. Thay vào đó, các frame sẽ được đưa vào trên một kết nối cụ thể như là kết quả của một thuật toán hash. Việc phân phối tải qua các đường của một bundle (Etherchannel) được thực hiện theo thuật toán hashing: Thuật toán này có thể sử dụng : Địa chỉ IP nguồn, đích; Hoặc địa chỉ MAC nguồn, dích, hoặc có thể sử dụng TCP/UDP cổng. Nếu chỉ sử dụng một địa chỉ hay một cổng thì việc truyền tải qua cổng này hay cổng khác được thực hiện dựa vào các bit cuối cùng, và phụ thuộc vào số cổng của etherchannel. Nếu sử dụng cả địch, và nguồn thì thuật toán này được thực hiện nhờ phép toán XOR các bit cuối của địa chỉ.Thuật toán hash có thể dùng địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích hoặc là kết hợp của địa chi nguồn, đích, MAC nguồn, MAC đích hoặc TCP/UDP cổng. Thuật toán hash sẽ tính toán ra giá trị nhị phân, giá trị này sẽ chọn ra một kết nối trong bundle để chọn ra kết nối thành viên nào sẽ mang frame đó. Nếu chỉ một địa chỉ hay một cổng được hash, switch sẽ đẩy frame bằng cách dùng một hoặc nhiều bit thấp để đưa vào kết nối. Nếu hai địa chỉ hay cổng được hash, switch sẽ thực hiện thuật toán XOR trên một hoặc nhiều bit thấp của địa chỉ IP hoặc cổng TCP/UDP. Ví dụ, nếu kết quả phép hash bằng 0, link 0 được dùng, nếu kết quả băng 1, link 1 được dùng. Nếu một bundle dùng 4 kết nối, thuật toán hash sẽ dùng 2 bit cuối. Tương tự, một bundle có 8 kết nối sẽ dùng một thuật toán hash trên 3 bit cuối.



        Cấu hình mặc định là dùng XOR của địa chỉ IP đích hoặc dùng phương thức src-dst-ip. Mặc định cho switch 2970 và 3560 là dùng src-mac. Nếu L3 switch được dùng trên kết nối EtherChannel, phương thức src-dst-ip luôn luôn được dùng, mặc dù nó không cấu hình được. Bình thuờng, trạng thái mặc định là việc phân phối tĩnh các frame. Tuy nhiên, bạn phải xác định khi nào thì EtherChannel là không cân bằng tuỳ theo mẫu lưu lượng. Lấy ví dụ, nếu một server nhận phần lớn các lưu lượng của FEC, địa chỉ của server (địa chỉ đích) sẽ luôn giống nhau trong nhiều phiên làm việc. Điều này làm cho một kết nối sẽ được dùng nhiều lần nếu trong thuật toán hash ta dùng địa chỉ đích IP. Để kiểm tra xem thuật toán load-balancing nào đang được thực hiện, bạn có thể dùng lệnh show etherchannel port-channel. Mỗi kết nối trong channel được hiển thị cùng với giá trị load dạng hex. Khi các cổngs được nhóm lại trong EtherChannel, sẽ không có broadcast và multicast nào được gửi ra những cổng còn lại trong channel. Các broadcast và multicast frame sẽ được load balance giống như những loại lưu lượng khác: các địa chỉ multicast và broadcast trở thành một phần của thuật toán hash.

        Các giao thức bắt tay của EtherChannel


        Có hai giao thức được dùng để hình thành nên EtherChannel PagP và LACP.

        PagP


        Các gói tin Pagp được trao đổi giữa các switch trên các cổng EtherChannel. Các thông số của switch láng giềng được xác định (như khả năng của cổng) và sẽ được so sánh với switch cục bộ. Các cổng có cùng neighbor ID và khả năng hình thành nhóm sẽ được nhóm lại với nhau thành các kết nối FEC. PagP hình thành nên EtherChannel chỉ trên những cổng được cấu hình cùng static VLAN hoặc là cùng loại trunking. Pagp cũng thay đổi các thông số động của EtherChannel nếu một trong những cổng của bundle bị thay đổi. Ví dụ nếu thông số VLAN, speed, tốc độ duplex của một cổng trong một EtherChannel bị thay đổi, Pagp sẽ thay đôi các thông số đó trong tất cả các cổng còn lại. Pagp có thể được cấu hình ở chế độ active (desirable) trong đó một switch chủ động yêu cầu switch đầu xa hình thành nên EtherChannel. Khi switch hoạt động trong chế độ passive của PAGP, switch sẽ chỉ bắt tay nếu switch đầu xa yêu cầu nó.

        LACP


        LACP cũng gửi các gói trên các cổng EtherChannel của switch. Tuy nhiên LACP cũng gán vai trò cổng đến các đầu cuối của EtherChannel. Các switch có độ ưu tiên thấp nhất sẽ được phép ra quuyết định về các cổng nào sẽ được tham gia vào EtherChannel ở một thời điểm. Các cổng được chọn lựa và trở thành active theo giá trị độ ưu tiên priority của nó, trong đó giá trị ưu tiên thấp sẽ có mức ưu tiên cao.

        Một tập hợp 16 kết nối tiềm năg có thể được chỉ ra cho một EtherChannel. Thông qua LACP, một switch sẽ chọn lựa ra 8 cổng có độ ưu tiên thấp nhất như là các member active của EtherChannel. Các cổng còn lại sẽ nằm trong trạng thái standby và sẽ được enable nếu một trong những kết nối active bị down. Cũng giống như PaGP, LACP có thể được cấu hình trong mode active, trong đó một switch sẽ chủ động hỏi switch đằng xa bắt tay hình thành EtherChannel. Chế độ passive thì switch chỉ chủ động hình thành EtherChannel chỉ nếu switch đầu xa khởi tạo nó.

        Cấu hình EtherChannel


        Các lệnh cơ bản để cấu hình Etherchannel. Cấu hình PAGP Ethechannel:

        Switch(config-if)#channel-protocol pagp
        Switch(config-if)#channel-group number mode {on | auto | desirable }

        Các chế độ này có ý nghĩa như sau:

        ON: ở mode này thì Switch tự động enale etherchannel tuy nhiên nó lại không gởi hay nhận bất kỳ gói PAGP nào, do đó mà phải cấu hình on mode ở hai dầu
        Auto: Switch sẽ tự động enable ethechannel nếu nó nhận được PAGP packet.
        Desirable: Switch sẽ tự động cố gắng yêu cầu đầu kia chuyển kết nốI sang thành EtherChannel.

        Cấu hình LACP:

        Switch(config)#lacp system-priority priority
        Switch(config-if)#channel-protocol lacp
        Switch(config-if)#channel-group number mode {on | passive | active}
        Switch(config-if)# lacp port-priority priority

        Lệnh đầu tiên để xác định system priority để xác định Switch nào làm Switch điều khiển Ethechannel, hoặc nếu Priority bằng nhau thì Switch nào có điạc chỉ mac nhỏ hơn sẽ được chọn. Ta còn xác định priority của cổng để xác định xem cổng nào là active và cổng nào ở trạng thái standby. Cổng có priority nhỏ sẽ active và, lớn sẽ ở trạng thái standby. Các mode trong lệnh channel-group On, Passive, active tuần tự tương tự như On, Auto , Desirable trong PAGP

        Khi các cổng được cấu hình như là thành viên của EtherChannel, switch sẽ tự động tạo ra các cổng EtherChanel. Interface này sẽ đại diện cho cả bundle

        Switch(config)# interface type mod/num
        Switch(config-if)# channel-protocol pagp
        Switch(config-if)# channel-group number mode {on | {auto | desirable} [non-silent]}

        Trên tất cả các switch của Catalyst (2970, 3560, 4500 và 6500), ta có thể cấu hình để chọn giao thức PAGp và LACP. Các model cũ hơn như 2950 có thê chi hỗ trợ Pagp. Từng interface nằm trong EtherChannel phải được cấu hình và gán cùn một nhóm duy nhất (từ 1 đến 64).
        Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

        Email : dangquangminh@vnpro.org
        https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

        Comment


        • #5
          2950 không xài đưoc

          Comment


          • #6
            Chào bạn, Switch 2950 có hỗ trợ EtherChannel đó bạn, nhưng chỉ dùng được giao thức PAgP

            "Catalyst 2950 switches support DTP and PAgP dynamic trunking and channel negotiation with Cisco IOS Software Release 12.1 releases and static modes only with Cisco IOS Software Release 12.0 releases. EtherChannel load balancing can use either source-MAC or destination-MAC address forwarding. You can configure the load balancing method by issuing the port-channel load-balance global configuration command. These switches support up to eight switch ports per channel''

            This document provides sample configurations on IEEE 802.1Q/Inter-Switch Link (ISL) trunking and Layer 2 (L2) EtherChannel between Cisco Catalyst 2900 XL/3500 XL or Catalyst 2950 series switches and a Catalyst 6500/6000 switch that runs Cisco IOS? Software. You can also use a Catalyst 4500/4000 switch that runs Cisco IOS Software instead of the Catalyst 6500/6000 for this example. This document discusses the most important factors to consider when you configure trunking and channeling between the switches. The document also includes configuration examples.
            Phạm Minh Tuấn

            Email : phamminhtuan@vnpro.org
            Yahoo : phamminhtuan_vnpro
            -----------------------------------------------------------------------------------------------
          Trung Tâm Tin Học VnPro
          149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
          Tel : (08) 35124257 (5 lines)
          Fax: (08) 35124314

          Home page: http://www.vnpro.vn
          Support Forum: http://www.vnpro.org
          - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
          - Phát hành sách chuyên môn
          - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
          - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

          Network channel: http://www.dancisco.com
          Blog: http://www.vnpro.org/blog

          Comment


          • #7
            Chắc cái con switch cũ 2950 của mình ngày xưa không có. Upgrade lâu nay bây giờ coi lại thấy nó xài đựoc cả PAgP và LAcP.

            Ngay trong package tracer 5.2 thì con 2950 xài đựoc cà hai.

            Cám ơn các bạn

            Comment

            • Working...
              X