• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bàn về những chủ đề trong kỳ thi CCNP Switching mới!

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bàn về những chủ đề trong kỳ thi CCNP Switching mới!

    Xin chào,

    Dưới đây là một số review về môn switching code mới. Môn switching có thể chia ra thành 4 phần. Bài này review phần 1 và 2.

    Phần đầu của môn switching, ta được giới thiệu về mô hình mạng Campus, các khái niệm thiết kế có cấu trúc (hierachial design), thiết kế theo module (modular design), mô hình thiết kế ba lớp. Phần mô hình thiết kế ba lớp (Core, Distribution, Access) có thể quen thuộc đối với một số bạn đã có CCDA.

    Một hệ thống mạng có thể sẽ phải đảm bảo tính sẵn có (availability). Vận dụng trong mô hình 3-layer nêu trên, các bạn sẽ phát triển một số phiên bản như dual-core….Để giảm chi phí, các bạn có thể dùng collapse-core.

    Quay trở lại mô hình thiết kế dạng module. Một mạng campus bên cạnh cách chia theo layer như đã đề cập ở trên, các bạn sẽ được giới thiệu một cách phân chia theo module. Theo góc nhìn này, một mạng campus bao gồm các module/ block.

    Ví dụ: các server sẽ được đặt trong server farm block. Các kết nối WAN được đặt trong WAN block. Ngoài ra còn có switching block. Kết nối các module này lại với nhau, ta có core block.

    * Ghi chú: đối với các bạn đang học theo code cũ, các bạn nên update phần product. Điểm mới trong phần này là phần Cisco product cho mô hình mạng Campus. Các sản phẩm đang được "ưa chuộng" trên thị trường như Cat 3550, Cat 2950, Cat 6500... được update trong phần product. Các sản phẩm Cat 4K không được nhắc tới.


    Bây giờ, bước qua phần 2 của CCNP switching. Phần này trình bày các chủ đề truyền thống như hoạt động của switch, cấu hình switch, spanning tree….

    Các switch bên trong được hoạt động như thế nào? Bên trong một switch bao gồm các bảng CAM. Bảng TCAM là gì? Điều gì thật sự xảy ra bên trong một switch L2, switch L3?
    Những chủ đề trên được giới thiệu trong chưong “Hoạt động của switch”.

    Đâu đó trong diễn đàn này đã nhắc tới mạng MAN, Metro Ethernet, LRE, MPLS. Các khái niệm này, nay đã được đưa vào course CCNP switching.

    Một công việc thực tế rất cần và hay triển khai. Đó là chia VLAN. Đa số các CCNA đều biết cách chia VLAN. CCNP sẽ review lại về VLAN và cách cấu hình trunking cho phép routing giữa các VLAN. Điều gì sẽ có thể xảy ra khi bạn làm các bài lab này? Có thể bạn cần những phiên bản IOS đặc biệt cho cấu hình trunking. Những issue mới nhất là gì? Một số loại switch không hỗ trợ ISL nữa. Bạn đang làm việc cho một service provider? Có thể bạn cần phải thử tính năng trunking tunneling (dot1q tunneling). hãy thử các tính năng 'lạnh lùng' này trên Catalyst 3550 nhé.

    Các switch có các cách cấu hình gì cho port? Bạn có thể thử rất nhiều tính năng trên port của switch. Tính năng ‘Port security’ để dành riêng một port trên switch cho một máy nào đó. Tính năng ‘Port mirroring’ (monitor sessions) trong trường hợp bạn muốn giám sát mọi traffic in hay out của máy sếp của bạn. Cấu hình full-duplex và cấu hình speed để máy bạn truy cập Internet nhanh hơn người khác gấp đôi.

    Bạn muốn tăng băng thông cho các kết nối up-link, hãy thử công nghệ fast-etherchannel/gigabit etherchanel. Kết nối giữa hai switch có thể lên đến 800Mbps. Protocol nào được dùng trong công nghệ này? pAgP và LACP. Vậy ta còn có thể quan tâm đến vấn đề gì nữa trong công nghệ FEC này? Việc chia tải diễn ra thế nào? Chương Aggregate Redundant Link sẽ đề cập đến vấn đề này.

    Nếu trong một mạng campus có nhiều kết nối dự phòng, hiện tượng loop có thể xảy ra. Spanning-tree protocol STP là một chủ đề lớn được đưa ra để giải quyết vấn đề đó. Có bao nhiêu loại spanning-tree? bạn có thể phân biệt giữa CST, PVST, PVST+, RSTP, MST….Nếu câu trả lời là NO, có thể bạn cần phải đọc 4 chưong về spanning-tree. Thực hành các chủ đề này cũng là một điều thú vị đến bất ngờ. Hãy nối 4 switch lại với nhau, hãy dùng thật nhiều kết nối dự phòng và tính xem STP sẽ hoạt động như thế nào? Root switch được bầu dựa trên Bridge-ID. Các port còn lại có trong trạng thái blocking không? Hãy làm lab và kiểm nghiệm kiến thức của bạn. Bạn cũng nên thử post-fast trên lab để quan sát trạng thái một port chuyển từ blocking sang forwarding nhanh như thế nào? 2 giây hay 30 giây?

    Một trong những yếu điểm của spanning-tree truyền thống là không tận dụng hết các kết nối dự phòng và không hỗ trợ load-balancing. PVST, PVST+ ra đời nhằm giải quyết các nhược điểm của CST. Nếu trong một mạng campus, có đủ hết 3 dạng spanning-tree thì điều gì sẽ xảy ra?
    Email : vnpro@vnpro.org
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Tâm Tin Học VnPro
149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
Tel : (08) 35124257 (5 lines)
Fax: (08) 35124314

Home page: http://www.vnpro.vn
Support Forum: http://www.vnpro.org
- Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
- Phát hành sách chuyên môn
- Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
- Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

Network channel: http://www.dancisco.com
Blog: http://www.vnpro.org/blog

  • #2
    Re: Bàn về những chủ đề trong kỳ thi CCNP Switching mới!

    Trong phần III của khóa học CCNP-Switching, các bạn sẽ khảo sát qua các giải pháp dự phòng ở lớp Distribution: HSRP/VRRP/GBLP. HSRP là một protocol của Cisco đưa ra. HSRP hoạt động dựa trên việc tạo ra một gateway ảo. Gateway ảo trên cụng có thể hiểu như là một công việc/ vai trò mà HSRP có trách nhiệm đảm nhận cung cấp cho các máy bên trong mạng LAN. Trong một nhóm các routers chạy HSRP, sẽ có một router đứng ra đảm trách vai trò làm gateway nói trên. Router đó được gọi là ACTIVE router. IP của gateway ảo được gọi là IP ma (phantom IP). Các routers không active sẽ bị rơi vào trạng thái standby.

    VRRP được giới thiệu dựa trên việc so sánh với HSRP. GLBP cũng tương tự hai protocol trên nhưng có đưa ra các khái niệm AVG và AVF phục vụ cho mục đích load-balancing của các clients.

    Phần III cũng có giới thiệu về MLS (Multilayer Switching) với chủ điểm là công nghệ CEF của Cisco. Chương này giới thiệu về cách cấu hình MLS và các thao tác kiểm tra CEF trên các Catalyst 3550-EMI. Một chú ý được nhấn mạnh là các học viên không cần thiết xem qua các họ CatOS nữa.

    Phần III kết thúc với chủ đề Multicast. Multicast được trình bày thông qua các protocol là IGMP, PIM và CGMP. IGMP là một protocol được chạy giữa router/host. PIM là một multicast routing protocols. CGMP được chạy giữa các Catalyst switch và routers để switch có thể tiếp nhận các IGMP messages từ routers. Chương multicast có đề cập đến các phiên bản khác nhau của PIM là PIM v.1 PIM v.2

    Phần IV:

    QoS được giới thiệu trong hai chương. Chương 16 của phần IV bắt đầu bằng các mô hình QoS:


    Khóa học CCNP-Switching tập trung vào các công cụ QoS trê Catalyst switch. Và vì vật, DIFFSERV được khảo sát chi tiết ở chương 17.

    Do các Catalyst switch ngày nay có hỗ trợ tính năng Power Inline cho các IP Phones, chương 18 của phần IV giới thiệu về IP Telephony. Khái niệm và cách cấu hình Voice-VLAN lần đầu tiên được giới thiệu cho người học. Một trong những vấn đề khác cần quan tâm là thứ tự xử lý các tác vụ Q0S giữa data vlan bình thường và voice-vlan trong các mạng IP Telephony cũng được phân tích chi tiết.

    Khóa học được đóng lại bằng chương liên quan đến bảo mật trong mạng Campus. Các chương 19 và 20 tập trung giới thiệu các khái niệm private-vlan, monitor session, port-security....AAA một lần nữa được giới thiệu lại trong course switching như là một công cụ để giới hạn truy cập vào switch.

    Nhìn tổng quát, khóa học CCNP-Switching giới thiệu các công nghệ được dùng nhiều trong thực tế mạng hiện nay tại Việt Nam. Hướng học về công nghệ của module này gần gũi với BCRAN hơn là BSCI.

    Nếu các bạn thắc mắc bất cứ vấn đề gì về các chủ đề trong CCNP-Switching, các bạn có thể trao đổi ở đây.

    Thân mến,
    Email : vnpro@vnpro.org
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel : (08) 35124257 (5 lines)
    Fax: (08) 35124314

    Home page: http://www.vnpro.vn
    Support Forum: http://www.vnpro.org
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Network channel: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog

    Comment


    • #3
      Chào admin,

      Lúa thấy trong tài liệu switching không đề cập đến lệnh mls rp ip. Nhưng sao trong ******** lại đề cập rất nhiều đến lệnh này.

      Admin có thể cho Lúa hỏi: lệnh này là dùng để cấu hình route processor? Nó dùng trong các switch hỗ trợ netflow switching? Vậy thì code thi BCMSN hiện tại tập trung vào CEF thì không biết có cần phải học mấy lệnh này không?

      Cám ơn admin nhé,

      Comment

      • Working...
        X