• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bài 1: Nhập môn về MPLS

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bài 1: Nhập môn về MPLS

    I. Lịch sử MPLS

    Chỉ trong vài năm, Multi-Protocol Label switching MPLS đã phát triền từ một công nghệ hấp dẫn trở thành một công cụ chủ yếu được dùng bởi các nhà cung cấp dịch vụ để tạo ra các ứng dụng gia tăng lợi nhuận. Có một sự gia tăng nhanh chóng của các dịch vụ chạy trên MPLS và các cơ chế mới, ứng dụng mới. Phần bài viết này mô tả các cơ chế cơ bản được dùng bởi MPLS và các kiểu dịch vụ chính của MPLS, chẳng hạn như MPLS VPN. Đối tượng phù hợp là các bạn có biết qua chút ít về định tuyến IP hoặc có kiến thức về mạng nói chung (CCNA).

    Nhóm IETF đầu tiên viết bản mô tả MPLS là vào năm 1997. Nhóm này ngày nay vẫn còn tồn tại và MPLS đã phát triển đến mức độ có nhiều nhóm khác phát triển về L3 VPN, L2 VPN...

    Một đoạn của tài liệu MPLS ban đầu được mô tả dưới đây, bao gồm bốn vấn đề mà nhóm nhắm đến để giải quyết trong quá trình phát triển MPLS. Ta cũng cần xem là các vấn đề này ngày nay còn được quan tâm hay không:

    1. Khả năng mở rộng của vấn đề định tuyến lớp mạng. Dùng các nhãn (labels) như là công cụ để tổng hợp thông tin định tuyến, trong khi xử lý các cấu trúc định tuyến. Ứng dụng L3 VPN trong các phần sau là một ví dụ. Các thông tin ngoài biên (edge) cần phải có những thông tin định tuyến về từng kênh vpn mà nó phục vụ nhưng các router core không cần. Như vậy, giả sử rằng bất kỳ một router lớp biên nào phục vụ chỉ một số kênh vpn liên quan đến mạng, sẽ không có router nào trong mạng của ta cần phải lưu giữ toàn bộ các routes tồn tại trong một hệ thống mạng.

    2. Gia tăng tính uyển chuyển trong việc phân phối các dịch vụ định tuyến. Việc dùng nhãn giúp nhận ra các lưu lượng đặc biệt đang sử dụng một dịch vụ đặc biệt nào đó, ví dụ như QoS. Cơ chế sử dụng nhãn để chuyển gói tin đi thì khác với cách dựa trên địa chỉ mạng đích trong cách truyền thống.
    MPLS có khả năng nhận ra một dòng lưu lượng đặc biệt cần phải xử lý dịch vụ QoS. Nó cũng có các kỹ thuật lưu lượng cho phép truyền các dòng traffic theo một đường đi xác định.

    3. Gia tăng hiệu năng: Việc sử dụng nhãn giúp tối ưu hiệu năng của mạng. Bởi vì các router hiện đại thực hiện định tuyến gói tin bằng phần cứng, tốc độ chuyển gói tin cho các gói IP và MPLS là tương tự nhau. Tuy nhiên, việc “gia tăng hiệu năng” muốn đề cập đến một ngữ cảnh rộng hơn trong một node mạng riêng lẽ. Dĩ nhiên, MPLS giúp đỡ nhiều trong ngữ cảnh này, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật lưu lượng để tránh nghẽn và dùng các cơ chế tái định tuyến nhanh để giảm ngắt quãng lưu lượng khi có một kết nối bị đứt.
    4. Đơn giản hóa việc tích hợp router dùng cơ chế chuyển mạch cell, dựa vào các yếu tố sau: a/ Làm cho các router dùng chuyển mạch cell cư xử như ngang cấp với router, như vậy làm giảm số router láng giềng mà một router nào đó phải duy trì) b/ làm cho thông tin về lớp vật lý thông suốt đến các tiến trình định tuyến lớp mạng và c/ dùng chung phần địa chỉ, định tuyến và các qui trình xử lý.

    Ở thời điểm các vấn đề trên được nêu ra, nhiều hệ thống mạng vẫn đang dùng các tổng đài ATM, bao xung quanh bởi các routers. Các routers này thường có các kết nối fullmesh dùng ATM. Mô hình cũ này cho thấy khó có khả năng mở rộng. Khái niệm được mô tả trong phần trên dùng MPLS như mặt phẳng điều khiển cho nhiều công nghệ khác nhau được mô tả trong Generalized MPLS (GMPLS). Trong GMPLS, một mặt phẳng điều khiển chung sẽ dùng cho nhiều thiết bị mạng chẳng hạn như routers, ATM Switch, SONET/SDH và các thiết bị quang….

    Tóm lại, các vấn đề nêu ra ban đầu của MPLS cũng còn liên quan nhiều ngày nay.

    1.2. Các cơ chế dùng trong MPLS
    Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

    Email : dangquangminh@vnpro.org
    https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/
Working...
X